1. Trò chơi: Đoán tên đồ vật Một em nói một vài câu miêu tả đồ vật mà mình yêu thích. Bạn cùng chơi đoán xem đó là đồ vật nào.
Ví dụ:
Bạn A: Đồ vật đó thường nhắc tôi thức dậy vào mồi buổi sáng.
Bạn B: Đó là cái đồng hồ báo thức.
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
A - Đồ vật đó có hai chiếc, giúp ta giữ ấm đôi chân mỗi khi đông tới
B - Đó là đôi tất chân
A - Đồ vật này thường đặt ở phòng bếp, chứa được nhiều thức ăn và nước uống, giúp bảo quản thức ăn.
B - Đó là chiếc tủ lạnh
A - Đồ vật này làm bằng bông, tên giống với một loại động vật sống ở Bắc Cực
B - Đó là con gấu bông
A - Đó là cái đồ vật mà ta mang theo mỗi khi đến trường, dùng để đựng sách vở, bút thước
B - Đó là chiếc cặp sách
A - Đó là đồ vật dùng để xem tin tức, phim, các kênh giải trí, thường đặt ở phòng khách
B - Đó là chiếc ti vi
A - Đó là đồ vật dùng để vẽ tranh, vỏ là gỗ, ruột là lõi màu đen bằng than, mỗi lần sử dụng đều phải gọt.
B - Đó là chiếc bút chì....
2. Đọc thầm những kiến thức cần ghi nhớ về tả đồ vật.
3. Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau:
a. Quyển sách hướng dẫn học tiếng việt 5 tập 2,
b. Cái đồng hồ báo thức
c. Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
d. Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
e. Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
Trả lời:
a. Quyển sách hướng dẫn học tiếng việt 5 tập 2
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
b. Cái đồng hồ báo thức
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài:
1. Tìm các từ dùng để nối các vế câu trong mồi câu ghép dưới đây. Viết kết quả ra bảng nhóm.
M: Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
(Cặp từ dùng để nôi các vế câu: vừa - đã)
a. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
(THẠCH LAM)
b. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
(NGUYỄN PHAN HÁCH)
c. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
(TRẦN HOẢI DƯƠNG)
Trả lời:
a. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
b. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
c. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2. Chọn các cặp từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu ghép dưới đây:
( bao nhiêu......bấy nhiêu; càng......càng....; vừa........ đã......)
a. Mưa ..... to, gió ........ thổi mạnh.
b. Trời ....... hửng sáng, nông dân ......... ra đồng.
c. Thủy Tinh dâng nước cao ........., Sơn Tinh làm núi cao lên ..........
Trả lời:
a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b. Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
3. Đặt một câu ghép có cặp từ nối các vế câu như trên và viết vào vở
Trả lời:
1. Nói với người thân về một đồ vật mà em thích
Trả lời:
Trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, sách vở, bút mực là những đồ dùng thân thiết và gắn bó với em. Tập vở mới với những nét chữ gọn gàng ghi lại bao điều cô giáo giảng. Đồ dùng học tập em yêu thích nhất là cây bút máy thân thương.
Cây bút của em dài khoảng 12 xăng-ti-mét, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp và sáng bóng. Thân bút tròn và thon dài như một búp măng xinh. Bút khoác lên mình chiếc áo màu xanh ngọc điệu đà, có trang trí bằng hình ảnh chú chim non đứng trên cành tre nhỏ uốn cong.
Cây bút gồm có hai phần là nắp bút và thân bút. Phần nắp bút có chiều dài khoảng 4 xăng-ti-mét, phía cuối nắp bút có những vòng tròn nhỏ được tranh trí họa tiết những lá tre màu xanh nhỏ li ti. Nắp có mạ vàng óng ánh, có que cài dùng để gắn vào tập vở hoặc khuy cài trong cặp sách, tránh cho bút bị rơi. Phần thân bút có chiều dài 8 xăng-ti-mét, có khắc dòng chữ “Nét chữ nết người” như muốn nhắc nhở em mỗi khi cầm bút, cần viết chữ sạch đẹp và cẩn thận. Trên thân bút còn ghi rõ dòng chữ “Như Hảo” là nhãn hiệu đã sản xuất ra chiếc bút .
Mở nắp bút ra, bên trong là ngòi bút làm bằng kim loại sáng bóng và lấp lánh như ánh sao đêm hè. Phần ngòi được mài nhọn và trơn rất thuận tiện cho các bạn học sinh khi viết. Ruột bút gồm có ống mực và cần bơm mực. Mỗi khi cần bơm mực, em nhúng ngòi bút vào lọ mực và thả tay ra, ống mực đầy ắp giúp em có thể viết bài cả ngày đi học. Khi sử dụng lần đầu, ngòi bút còn gai khiến cho em còn lúng túng nhưng khi đã dùng nhiều nét chữ trơn mịn trên tập vở khiến chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.
Chiếc bút đã gắn bó với em được ba năm học, nét viết của bút vẫn đẹp và ngòi bút lướt trên giấy vẫn rất nhẹ. Em có thể điều chỉnh chiếc bút của mình để tạo ra nét thanh nét đậm của từng con chữ. Mỗi lần ghi bài xong em đều dùng giấy mềm để lau bút và cất vào hộp bút ngay ngắn. Hàng tuần em đều dùng nước ấm để rửa phần ngòi bút, tránh cho bút không bị nghẽn mực. Nhờ giữ gìn cẩn thận nên cây bút của em vẫn còn đẹp và bền.
Cây bút máy cùng màu mực tím không chỉ giúp em viết chính tả, làm toán mà còn giúp em ghi lại những tâm sự vào trang sổ nhật kí, những lời nhắn gửi yêu thương trên tấm thiệp gửi đế bà và mẹ nhân ngày 8-3… Em yêu cây bút của mình lắm và thầm cảm ơn người bạn nhỏ đã luôn sát cánh cùng em trong suốt quãng thời gian qua.
2. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước để mang đến lớp
Trả lời:
Hình 1: Ruộng bậc thang ở Sa Pa - Lào Cai
Hình 2: Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc, Hà Nội
Hình 3: Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh
Hình 4: Bãi biển Nha Trang - Khánh Hòa