1. Mỗi em chọn một trong những bức ảnh sau, quan sát và trả lời câu hỏi: Bức ảnh đó nói lên điều gì về trẻ em?
Trẻ em trông như thế nào? Trẻ em có đức tính gì đáng quý, đáng yêu? Gia đình và xã hội cần quan tâm, chăm sóc trẻ em như thế nào?...
Trả lời:
Trẻ em là những cô bé, cậu bé rất ngây thơ, hồn nhiên và vô cùng đáng yêu. Bởi vậy, gia đình và xã hội phải có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục các em học những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống, không được hành hạ, đánh đập trẻ em...
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Trao đổi, chọn câu trả lời ở cột B phù hợp với câu hỏi ở cột A
Trả lời:
6. a. Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật?
b. Em đã thực hiện được những bổn phận gì của trẻ em? Còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
Trả lời:
a. Những bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật là:
b. Bản thân em đã biết yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Cố gắng chăm chỉ học tập, sống có đạo đức, lễ phép với người lớn, hoà đồng với mọi người xung quanh...
Để thực hiện tốt bổn phận của trẻ em, em sẽ cố gắng rèn luyện nhiều hơn nữa.
1. Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý trả lời dứng nhất:
a. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi
b. Tre từ sơ sinh đến 11 tuối
c. Người dưới 16 tuổi
d. Người dưới 18 tuổi
Trả lời:
Nghĩa của từ trẻ em là:
Đáp án: c. Người dưới 16 tuổi
2. Trong các từ dưới đây, từ nào đồng nghĩa với trẻ em? Đánh dấu X vào ô trống thích hợp
Trả lời:
3. Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em
Trả lời:
4. Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Viết kết quả vào vở.
Trả lời:
6. Chép vào vở tên các cơ quan, tổ “Công ước về quyền trẻ em” (sgk trang 157)
M:
1) ...
2) Ủy ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc
3) ...
4) ...
5) Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
6) ...
7) ...
8) Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
9) ...
b. Tên các cơ quan, tổ chức trên được viết như thế nào?
Trả lời:
a. Tên các cơ quan, tổ “Công ước về quyền trẻ em”:
b. Tên các cơ quan, tổ chức trên được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Cùng người thân tìm một câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đinh, nhà trường và xã hội.
Trả lời:
Ví dụ: Câu chuyện về cô bé Tôt-tô-chan
Tôt-tô-chan là cô bé được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, bố của em là nghệ sĩ vĩ cầm và mẹ là vận động viên bóng rổ. Em có tính cách hiếu động và nghịch ngợm như một cậu con trai. Năm 6 tuổi, Tôt-tô-chan đã bị trường tiểu học buộc thôi học vì em quá năng động và lạ lùng so với các bạn. Mẹ của em là người hiểu con mình hơn ai hết nên đã quyết định chuyển em đến trường tiểu học To-moe của thầy Sosaku.
Ngôi trường học mới của Tôt-tô-chan rất đặc biệt, đó là những lớp học làm bởi toa tàu cũ. Trường học chỉ có 50 học sinh và ai cũng có nét tính cách đặc biệt như Tôt-tô-chan. Vượt qua mọi trở ngại và khác biệt về tính cách, các học sinh của trường trở nên hòa hợp và thân thiết với nhau như anh em. Đặc biệt, thầy hiệu trưởng của trường rất tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Khi chuyển đến trường, thầy đã dành 4 tiếng đồng hồ để nghe Tôt-tô-chan nói chuyện về những điều tuyệt vời em muốn nói. Không những vậy, nhà trường còn tổ chức cắm trại, đi du lịch cho các em được mở mang tầm mắt, gần gũi với thiên nhiên.
Nhờ có thầy hiệu trưởng với phương pháp giáo dục đặc biệt và gần gũi, mà tất cả học sinh của trường To-moe đều trở thành người tốt và thành đạt trong xã hội. Có người trở thành nhà khoa học, người trở thành nhà giáo dục và nghệ sĩ, có người trở về làm vườn và chuyên trồng hoa lan... Riêng với Tôt-tô-chan, cô bé vẫn nhớ mãi lời thầy hiệu trưởng: "Em thật là một cô bé ngoan". Nếu không có thầy, có lẽ cô bé sẽ mang đầy mặc cảm tự ti với mác "đứa bé hư" mà mọi người gán cho.