[toc:ul]
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến sờ đuôi=> Giới thiệu việc xem voi
- Phần 2: Tiếp đến chổi sể cùn => Diễn biến cuộc xem voi
- Phần 3: Còn lại => Kết quả cuộc xem voi
Câu 1: Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi...
Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Trả lời:
Năm thầy bói đều bị mù, chưa biết gì về hình thù con voi, nhân lúc ế hàng ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua nên xem voi.
- Cách xem voi: Xem bằng tay, mỗi người sờ một bộ phận của con voi.
- Thầy thì sờ vòi
- Thầy thì sờ ngà
- Thầy thì sờ tai
- Thầy thì sờ chân
- Thầy thì sờ đuôi
- Cách phán về voi:
- Thầy sờ vòi ->Con voi sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà -> Con voi chần chẫn như cái đòn càn
- Thầy sờ tai ->Con voi bè bè như cái quạt thóc
- Thầy sờ chân ->Con voi sừng sừng như cái cột đình
- Thầy sờ đuôi ->Con voi tun tủn như cái chủi xể cùn
- Thái độ của các thầy khi phán voi:
- Ai cũng quả quyết ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận ý kiến của người khác.
- Tranh cãi quyết liệt, cuối cùng dẫn đến xô xát đánh nhau chảy tóe máu đầu.
Câu 2: Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được ...
Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Trả lời:
Qua câu chuyện ta thấy, năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này vì họ chỉ mới sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đó là con voi.
Trong khi đó, hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy.
Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.
Họ đã chủ quan trong việc nhận thức sự vật hiện tượng, tự cho là mình đúng, như vậy họ không chỉ mù mắt mà còn mù về phương pháp đánh giá, mù về sự nhận thức.
Câu 3: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Trả lời:
- Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
- Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy và suy nghĩ kĩ càng, không nên đánh giá vội vàng, phiến diện.
[Luyện tập] Câu 1: Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp ...
Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Trả lời:
- Ví dụ 1: Khi em nghe được chuyện bạn An đã lấy cắp tiền của bạn Minh trong lớp, em đã vội vàng tin ngay dù không được chứng kiến điều đó. Chính vì vậy, em đã nghĩ bạn An là người không trung thực và không chơi với bạn từ đó. Các bạn trong lớp thường xuyên bàn tán và xa lánh An khiến bạn buồn khi bị cô lập. Đến vài ngày sau, khi Minh tìm được số tiền đó và An đã được minh oan.
- Ví dụ 2: Giờ ra chơi, em vừa định mở của phòng học thì bạn Nam ở lớp bên cạnh mở mạnh cụng vào người em. Mặc dù, Nam xin lỗi nhưng em vẫn rất giận. Em gây rối với bạn ấy. Em đã cho rằng Nam là kẻ ưa gây gổ với bạn bè. Mãi cuối năm học, Nam là học sinh xuất sắc lại là người gương mẫu về tư cách tác phong trong quan hệ với bè bạn và thầy cô. Em đã thấy mình hiểu sai
- Ví dụ 3: Trong giờ trả bài kiểm tra, Lan có điểm kiểm tra môn toán được 9 điểm. Trong các tiết học bình thường, Lan học kém hơn và chậm hiểu bài hơn các bạn. Vì vậy, các bạn ngồi bên cạnh xì xào rằng Lan đã chép bài của người khác hoặc Lan xem tài liệu may mắn nên mới đạt điểm cao. Khi nghe được điều đó, Lan đứng dậy và bạn giải thích rằng: Vì em biết em chưa học tốt môn Toán nên em đã cố gắng nỗ lực ôn tập tốt, dành nhiều thời gian để luyện tập các dạng bài toán. Do đó, bài kiểm tra vừa rồi em đã làm được đề bài cô ra. Sau đó bạn mong cô cho thêm một bài tập bất kì để bạn được chứng minh khả năng thực sự của mình. Bạn đã lên bảng và giải bài toán đó với đáp án đúng.