Bài soạn lớp 9: Bài thơ tiểu đội xe không kính

Hướng dẫn soạn bài: Bài thơ tiểu đội xe không kính - Trang 131 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007)
  • Quê: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
  • Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
  • Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc.
  • Tác phẩm chính:
    • Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970)
    • Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
    • Thơ một chặng đường (tuyển tập, 1994)
  • Tác phẩm:
    • Hoàn cảnh ra đời
    • Ra đời năm 1969.
    • Được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.
    • Được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
  • Thể thơ : Tự do, bốn câu một khổ
  • Giọng điệu : linh hoạt ít vần
  • Bố cục:
    • Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.
    • Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.
    • Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.
  • Ý nghĩa nhan đề:
    • Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
    • Làm nổi bật hình ảnh: Những chiếc xe không kính
    • Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả , tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm.

Câu 1: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật ...

Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

Trả lời:

a. Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ: 

  • Nhan đề dài, tạo sự độc đáo. 
  • Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. 
  • Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ. 

b. Hình ảnh những chiếc xe không có kính là một sáng tạo độc đáo: Chiếc xe ô tô bình thường phải có kính chắn gió, chắn bụi: có mui che nắng, che mưa; có đèn để soi đường trong đêm tối. Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc xe ra chiến trường: “khôn có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày: 

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. 

Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi.

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh ...

Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).

Trả lời:

  • Những chiếc xe càng cà tàng bao nhiêu thì càng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe bấy nhiêu:
    • Tư thế hiên ngang dũng cảm: Những người lính ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn.
    • Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn: Họ mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo. Nhưng họ không phàn nàn, không kêu ca. Bụi thì họ châm điếu thuốc: nhìn nhau mặt lắm cười haha.
    • Niềm lạc quan và tình đồng đội thắm thiết: trong gian khổ khó khăn là thế, gió lùa vào làm "mắt đắng" nhưng nụ cười vẫn nở trên môi.
  • Ý chí chiến đấu vì miền Nam, họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt:
    • Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    • Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? ...

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?

Trả lời:

Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên. Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:

  • Không có kính, ừ thì có bụi
  • Không có kính, ừ thì ướt áo
  • Không có kính, rồi xe không có đèn.

=>Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ ...

Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Trả lời:

Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.

Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.

[Luyện tập] Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe ...

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy.

Trả lời:

Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã diễn tả những khó khăn khi chiếc xe mất đi tấm kính chắn:

                     Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng                              

                     Nhìn thấy con đường chạy thẳng vảo tim                        

                     Thấy sao trời và đột ngột cánh chim                      

                     Như sa như ùa vào buồng lái.

Thiếu đi kính xe cũng đồng nghĩa với việc những người lính lái xe gặp phải rất nhiều những trở ngại trong quá trình làm nhiệm vụ chi viện. Không có kính khiến cho những cơn gió mang theo bụi đất nơi chiến trường lùa vào buồng lái, làm cho những đôi mắt cay xè,trở ngại tầm nhìn của những người lính lái xe “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”. Con đường phía trước như “chạy thẳng vào tim” người chiến sĩ, đó là con đường giải phóng miền Nam đang chờ ở phía trước. Không còn kính, bầu trời đầy sao và những cánh chim “như sa như ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên như những người bạn đồng hành cùng các anh ra chiến trận.

Đó là những cảm giác, những ấn tượng được tác giả diễn tả sinh động, chân thật, thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Hình ảnh vè những chiếc xe không kính ấy không chỉ tái hiện lại những gian khổ, khó khăn của một thời kì lịch sử đầy dữ dội của dân tộc mà còn làm nổi bật lên tinh thần yêu nước cùng quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến.

Trả lời: Phạm Tiến Duật  (14 tháng 1 năm 1941 – 4 tháng 12 năm 2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net