Bài soạn lớp 9: Tập làm thơ tám chữ

Hướng dẫn soạn bài: Tập làm thơ tám chữ - Trang 148 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Nhận diện thể thơ tám chữ

Ví dụ: Đọc các đoạn thơ a, b, c và trả lời câu hỏi:

Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?

Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần gián cách đã học để nhận xét cách gieo vần cho từng đoạn.

Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên.

Trả lời:

 

Ví dụ a

Ví dụ b

Ví dụ c

Số chữ

8 chữ

8 chữ

8 chữ

Gieo vần

Tan – ngàn

Mới – gội

Bừng – rừng

Gắt – mật

->vần chân, vần liền

Về - nghe

Học – nhọc

Bà – xa

=>Vần chân, vần liền

Ngát – hát

Non – son

Đứng – dựng

Tiên – nhiên

=>Vần chân, vần cách

Ngắt nhịp

2/3/3; 3/2/3; 3/3/2; 4/4

=>Đa dạng, linh hoạt

3/3/2; 4/2/2; 4/4; 3/5

=>đa dạng, linh hoạt

3/5; 3/3/2; 3/2/3

=>đa dạng, linh hoạt.

Ghi nhớ:

  • Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng.
  • Bài thơ theo kiểu tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định),
  • Có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).

[Luyện tập] Câu 1: Đoạn thơ sau trích trong bài “Tháp đổ” của Tố Hữu...

Đoạn thơ sau trích trong bài “Tháp đổ” của Tố Hữu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ “ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa” cho phù hợp.

Hãy cắt đứt những dây đàn…

Những sắc tàn vị nhạt của…

Nâng đón lấy màu xanh hương…

Của ngày mai muôn thuở với…

Trả lời:

Hoàn thành đoạn thơ ta được:

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát

Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua

Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát

Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa

[Luyện tập] Câu 2: Đoạn thơ sau trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu...

Đoạn thơ sau trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các chữ: "cũng mất, đất trời, tuần hoàn" sao cho đúng vần.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi /…/

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi ràng xuân vẫn /…/

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng nuối tiếc cả /…/

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Trả lời:

Hoàn thành đoạn trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

 Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi ràng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm Lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng nuối tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

[Luyện tập] Câu 3: Đoạn thơ sau trong bài “Tựu trường” của Huy Cận...

Đoạn thơ sau trong bài “Tựu trường” của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.

Giờ nao nức của một thời trẻ dại

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!

Những chàng trai mười lăm tuổi rộn rã,

Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

Trả lời:

Câu thứ ba bị chép sai từ “rộn rã”. Vì khổ thơ được gieo vần chân gián cách, chữ cuối câu 3 phải hiệp vần với chữ cuối của câu 1

Câu thơ sửa lại:

Giờ nao nức của một thời trẻ dại

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!

Những chàng trai tuổi mới độ mười hai

Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

[Luyện tập] Câu 4: Hãy làm một đoạn thơ theo thể tám chữ với nội dung và vần nhịp tự chọn.

Trả lời:

Sắp chia tay bạn ơi bạn có nhớ

Dưới cánh phượng, kỉ niệm chẳng phai mờ

Tình bạn kia nồng ấp trong năm tháng

Buồn cho người, người lặng bước lang thang

 

Thu đến thu đi rồi thu lại đến

Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ?

Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng

Để vào trong tim một khoảng vắng lặng...

[Thực hành] Câu 1: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau:

Trời trong biếc không qua mây gạn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một /…./ đỏ nắng

 Lũ bướm vàng lơ đăng lướt bay /…. /

                            (Anh Thơ, Trưa hè)

Trả lời:

Ta nhận thấy: Khổ thơ gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng của câu 4 phải mang thanh bằng và chứa vần “a” để vần với “xa” ở câu 2. Tiếng thứ 6 câu 3 phải là thanh bằng để giữ nhịp (đổi thanh điệu so với câu 2).

Có thể điền từ thích hợp vào chỗ trống như sau:

Trời trong biếc không qua mây gạn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đăng lướt bay qua

[Thực hành] Câu 2: Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho...

Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước.

Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ

Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường

 Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã

/……/

Trả lời:

Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ

Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường

Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã

Nay xa rồi, kỉ niệm vẫn còn vương

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com