Tóm tắt: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

Văn bản Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2. Dưới đây là phần tóm tắt tác phẩm và ý nghĩa của truyện.

I. Tóm tắt tác phẩm

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng. Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Log Biên. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng giờ đây có thêm cầu Chương Dương, cầu Thăng Long và sẽ có thêm những cây cầu hiện đại khác nhưng với tác giả, cầu Long Biên vẫn là chiếc cầu lịch sử.

II. Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm

a. Nội dung

Nội dung văn đề cập đến lịch sử hình thành và những giá trị lịch sử, văn hoá của cây cầu Long Biên.  Trong đó có những giá trị nổi bật:

  • Cây cầu này được coi là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt.
  • Cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
  • Cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa.

b. Ý nghĩa

Bài văn đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu LB: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu LB cũng như đối với thủ đô HN.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net