[toc:ul]
Bài 1: (Trang 28 – SGK) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Ông già và thần chết
Một ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
- Chà, giá thần chết đến mang ta đi có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ồng già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)
Hãy cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Bài 2: (Trang 29 – SGK) Bài thơ này có phải sử dụng phương thức tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng:
Sa bẫy
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hoá ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha !
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không, cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm... mơ !
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu qua phố )
Bài 3: (Trang 29 – SGK) Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
Bài 4: (Trang 30 – SGK) Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
Bài 5: (Trang 30 – SGK) Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh dể thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?
Bài 1: Diễn biến các sự việc chính - cũng là diễn biến trong suy nghĩ của ông già.
Truyện ngụ ý về lòng yêu cuộc sống, dù khó khăn cực nhọc thì con người vẫn rất coi trọng sự sống của mình.
Bài 2: Bài thơ này là tự sự.
Kể lại câu chuyện:
Trong nhà có nhiều chuột nhắt đang phá hoại đồ đạc, bé Mây cùng mèo con quyết định đánh bẫy chuột ,đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy. Đêm đó, bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Mây thấy chiếc bẫy đã bị sập. Kết quả là mèo con vì tham ăn nên đã ăn hết phần cá trong bẫy chuột và đang nằm ngủ trong đó.
Bài 3: Hai văn bản đều sử dụng phương thức tự sự .
Cả hai đều theo trình tự diễn biến từ mở đầu cho đến kết thúc => giúp người đọc nắm rõ được các thông tin trong diễn biến của nó.
Bài 4: Hướng dẫn: kể câu chuyện “Con Rồng cháu tiên” (SGK).
=>Về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Bài 5: Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để cả lớp thấy được những ưu điểm nổi bật của Minh:
Bài 1: Diễn biến trong suy nghĩ của ông già.
=>Yêu cuộc sống, dù khó khăn cực nhọc thì con người vẫn rất coi trọng sự sống của mình.
Bài 2: Là tự sự.
Kể lại câu chuyện:
Trong nhà có nhiều chuột nhắt đang phá đồ đạc, bé Mây cùng mèo con đánh bẫy, đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy. Bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Mây thấy chiếc bẫy đã bị sập. Kết quả là mèo con vì tham ăn nên đã ăn hết phần cá trong bẫy chuột và đang nằm ngủ trong đó.
Bài 3: Cả 2 sử dụng phương thức tự sự .
Cả hai đều theo trình tự diễn biến từ mở đầu đến kết thúc => nắm được các thông tin trong diễn biến của nó.
Bài 4: Hướng dẫn: kể câu chuyện “Con Rồng cháu tiên” (SGK).
=>Người Việt Nam ta khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Bài 5: Nên kể vắn tắt một vài thành tích thấy được những ưu điểm nổi bật của Minh:
Bài 1: Diễn biến suy nghĩ của ông già.
=>Yêu cuộc sống, khó khăn vẫn coi trọng sự sống của mình.
Bài 2: Là tự sự.
Kể lại câu chuyện:
Có nhiều chuột nhắt đang phá đồ đạc, bé Mây và mèo con đánh bẫy, đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy. Bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Mây thấy chiếc bẫy đã bị sập. Kết quả là mèo con vì tham ăn đã ăn hết phần cá trong bẫy chuột và nằm ngủ trong đó.
Bài 3: Cả 2 => tự sự .
Giúp nắm được các thông tin trong diễn biến của nó.
Bài 4: Hướng dẫn: kể câu chuyện “Con Rồng cháu tiên” (SGK).
=>Khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Bài 5: Nên kể vắn tắt để thấy được những ưu điểm nổi bật của Minh:
Chăm học, học giỏi, giúp đỡ, hòa đồng các bạn, nhiều người yêu mến.