[toc:ul]
(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(2) Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
a. Anh (chị) có nhận thấy trong hai câu ca dao trên, những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,... không chỉ là thuyền, bến,... mà còn mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
b. Thuyền, bến ở ( câu 1) và cây đa, bến cũ, con đò ( câu 2) có gì khác nhau? Làm như thế nào để hiểu nội dung hàm ẩn trong hai cây thơ đó?
a.Thuyền là ẩn dụ chỉ người con trai, bến là ẩn dụ chỉ người con gái. Đây là những lời ẩn dụ để thể hiện tình cảm của người con gái với người con trai. Trong bài này sự ẩn dụ để chỉ nỗi nhớ mong, lòng thủy chung chờ đợi của người con gái với người con trai.
Cây đa, bến cũ ở đây là chỉ người con gái, con đò ở đây chỉ người chàng trai. Qua hình ảnh ẩn dụ qua đó thể hiện sự trung thủy đợi chờ của người con gái vẫn luôn dành tình cảm cho chàng trai nhưng chàng trai lại thay lòng có người khác.
b. Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật). Giống nhau ở chỗ đều mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở. Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, thông thường chúng ta giải thích rằng: Các sự vật thuyền - bến - cây đa, bến cũ - con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế. Vì vậy chúng được dùng để chỉ "tình cảm gắn bó keo sơn" của con người. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi.
(1) Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(2) Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
(3) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(4) Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ
(5) Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay đã trôi mất
(1) Phép ẩn dụ: " lửa lựu" chỉ màu hoa lựu nở đỏ như lửa, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt cảnh vật mùa hè
(2) Phép ẩn dụ:" thứ văn nghệ ngòn ngọt", " sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật"," tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại" qua đó thể hiện sự lãng mạn, thoát li hiện thực của văn chương.
(3) Phép ẩn dụ:" giọt long lanh" thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại qua đó thể hiện sức sống của mùa xuân mãnh liện tràn đầy.
(4) Phép ẩn dụ:" thác" chỉ những khó khăn trở ngại và phép ẩn dụ :" thuyền" chỉ ý chí, nghị lực của con người
(5) Phép ẩn dụ:" phù du" để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích; phép ẩn dụ:"phù sa" : chất màu mỡ, ẩn dụ chỉ cuộc sống có ích.
1. Tôi ghét cái mũi cà chua của mình. (mũi cà chua: mũi đỏ và to như quả cà chua)
2. Người xưa vẫn thường quan niệm tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
(1) Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa đầu thì chưa thôi
(2) Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ta?
b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?
a.
b. Khi chúng ta gặp phải một đối tượng đã bị tác giả thay đổi cách gọi tên, để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận cơ thể, một tính chất, một đặc điểm nào đó... tiêu biểu để gọi tên nhân vật đó. Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng... trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào
a. Câu thơ trên có cả ẩn dụ và hoán dụ. Anh chị hãy phân biệt hai phép tu từ đó
b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng.... ở điểm nào?
a.
b. Cùng là bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng câu ca dao "Thuyền ơi có nhớ bến chăng...?" sử dụng phép ẩn dụ kín đáo sâu xa thì câu thơ của Nguyễn Bính (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông) lại sử dụng phép hoán dụ vô cùng mới mẻphù hợp với cách nói lấp lửng bóng gió trong tình yêu đôi lứa. Những liên tưởng này tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.
Tân là người bạn mà tốt nhất của tôi. Chúng tôi đã bên nhau suốt mười tám năm qua. Nó là người bạn thân tri kỉ của tôi, vừa học giỏi chăm ngoan lại được thầy cô yêu quý. Tôi vẫn gọi nó bằng cái tên trêu đùa là Tân cà chua bởi cái mũi của nó cứ hồng hồng như quả cà chua vậy. Đôi mắt nó đẹp lắm, long lanh, lấp lánh thu huýt cái nhìn của mọi người. Tuy nhìn bề ngoài của nó có vẻ hư hỏng ăn chơi, nhưng thực ra nó rất tốt bụng, sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác khi khó khăn. Dù tôi có khó khăn hay chuyện buồn gì nó cũng không bỏ rơi tôi mà luôn bên tôi, cùng tôi vượt qua tất cả. Tình bạn đẹp chính là thế, chính là luôn bên cạnh nhau san sẻ mọi điều. Nó đúng lag thằng bạn trí cốt của tôi mà.