Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Tôn trọng quy luật tự nhiên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV dẫn dắt vấn đề: Bản đồ nói chung thường thể hiện bề mặt Trái đất một cách khái quát. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, con người cần phải nghiên cứu kĩ và chi tiết một khu vực có diện tích nhỏ để làm đường giao thông, xây dựng nhà cửa, cấp số đỏ đất đai,... Khi đó, chúng ta buộc phải sử dụng bản đồ có tỉ lệ rất lớn. Bài thực hành này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại bản đồ này. Chúng ta cùng vào Bài 11 – Thực hành đọc lược đồ tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.
Hoạt động 1:Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS trang 148 và trả lời câu hỏi: + Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì? + Đường đồng mức là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 11.2: + Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức? + Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ. + So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2. + Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn? - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 148 để biết cách đọc địa hình tỉ lệ lớn: + Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức. + Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ. + Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình. + Tính khoảng các thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn - Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,...) của một khu vực có điện tích nhỏ bằng các đường đóng mức. - Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình. Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn và càng xa nhau thì địa hình càng thoải. - Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức: 200. - Độ cao của các điểm: + B: 0m. + C: 0m. + D: 600m. + E: 100m. - Đỉnh núi A2 cao hơn đỉnh núi A1. - Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn vì các đường đồng mức càng gần nhau thì độ cao càng lớn. |
-----------Còn tiếp --------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí