Bài soạn lớp 10: Cảm xúc mùa thu

Hướng dẫn soạn bài: Cảm xúc mùa thu - Trang 145 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh phiêu bạt, cơ cực.Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.

Tác phẩm:

  • Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương l­u lạc.

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy?...

Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Trả lời:

Có thể chia bài thơ thành hai phần (4 câu trên và 4 câu dưới)

  • Phần 1: ( 4 câu đầu): miêu tả cảnh mùa thu ảm đạm hiu hắt
  • Phần 2: ( 4 câu sau): miêu tả cái tình, nỗi nhớ quê hương nhớ nhà của nhà thơ

Câu 2: Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu...

Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

Ở bốn câu thơ đầu, tầm nhìn của tác giả mở rộng, bao quát không gian từ rừng phong, vu sơn, vu giáp, lưng trời, rồi đến dòng sông, mặt đất. Từ không gian tĩnh đến không gian động miêu tả sương, núi Vu núi Kẽm hiu hắt rồi đến hình ảnh sóng vọt lên tận trời và mây sà xuống mặt đất. Bốn câu không gian tầm nhìn được thu hẹp, cảnh vật trước mặt (khóm cúc và con thuyền lẻ loi). Sự thay đổi tầm nhìn ở bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả, tạo nên nỗi buồn trong cảm hứng của tác giả, tác giả trở về với tầm nhìn hẹp hơn là quay về với hiện thực buồn bã, một mình cảm thấy lẻ loi.

Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối...

Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng"

Trả lời:

Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối là cả hai cùng tạo nên một bức tranh mùa thu hiu hắt, đìu hiu gợi nên nỗi buồn man mác. Bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu  trong không gian rộng lớn, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu trong một không gian hẹp hơn, thể hiện quan hệ tuần tự từ cảnh đến tình, ẩn trong cảnh là tình, đan xen hòa quyện. Nhan đề bài thơ là Thu hứng nghĩa là cảm xúc mùa thu đã nói lên được nội dung của cả bài thông qua hình ảnh mùa thu. Đó là tâm trạng cảm nhận của thu nhân trước cảnh mùa thu là nỗi lòng u uất, là nỗi buồn man mác của nhà thơ bai trùm lên cả cảnh vật: " Người buồn cảnh có vui bao giờ"

[Luyện tập] Câu 1: So sánh bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.

Trả lời:

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Công Trứ sát nghĩa hơn  tuy nhiên có nhiều chỗ chưa được sát nghĩa so với bản phiên âm. Trong câu đầu, bản dịch thơ ch­ưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương"  vốn là  một tính từ đã được động từ hóa nghĩa là làm tiêu điều. Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong. Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) ch­ưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

[Luyện tập] Câu 2: Chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.

Trả lời:

Câu 5 của bài thơ là chỉ nước mắt của nhà thơ vì đây là những tâm sự thầm kín của tác giả về một đất nước đang bị đô hộ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net