Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS cần thấy sự thay đổi về dân số và phân bố dân cư trên thế giới là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trách nhiệm của con người là rất lớn trong việc hướng những thay đổi trở thành tích cực hay tiêu cực đối với xã hội loài người và thiên nhiên Trái đất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV dẫn dắt vấn đề: Con người xuất hiện khá muộn so với các loài sinh vật khác. Nhưng giờ đây, con người có mặt hầu như khắp nơi trên Trái đất. Hiện nay, quy mô dân số thế giới là bao nhiêu? Trong tương lai, số dân thay đổi như thế nào? Con người có phân bố đều trên Trái đất hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài học ngày hôm nay – Bài 22: Dân số và phân bố dân cư.
Hoạt động 1:Quy mô dân số thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Dân số luôn biến động và tình hình gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia. Nhiều nước dân số tăng nhanh, ngược lại, một số nước dân số tăng rất chậm giảm. Trên quy mô toàn thế giới, dân số có xu hướng tiếp tục tăng. - GV yêu cầu HS quan sát Biểu đồ Hình 22.1 yêu cầu HS đọc biểu đồ thông qua trả lời một số câu hỏi: + Biểu đồ thể hiện nội dung gì? + Trục ngang và trục dọc của biểu đồ thể hiện những đối tượng nào? + Độ cao các cột cho biết điều gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào Hình 22.1, trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết quy mô dân số thế giới năm 2018? + Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới trong thời kì 1804-2018? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, tìm hiểu thực tế, và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Quy mô dân số thế giới - HS đọc biểu đồ: + Biểu đồ thể hiện nội dung: quy mô dân số thế giới qua các năm. + Trục ngang của biểu đồ thể hiện năm, trục dọc của biểu độ thể hiện số lượng người (đơn vị: tỉ người). + Độ cao các cột cho biết số lượng người qua các năm. - Quy mô dân số năm 2018: 7,6 tỉ người. - Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới trong thời kì 1804-2018: dân số gia tăng không ngừng. |
Hoạt động 2:Phân bố dân cư
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II, quan sát Hình 22.1 SHS trang 190 và trả lời câu hỏi: + Tại sao dân cư phân bố không đồng đều? + Xác định trên bản đồ những khu vực đông dân cư (mật độ dân số trên 100 người/km2), những khu vực thưa dân (mật độ dân số dưới 5 người/km2). - GV mở rộng kiến thức: Sự phân bố dân cư chịu tác động của hai nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố lịch sử - xã hội. + Nhân tố tự nhiên: · Khí hậu: Nhìn chung, khí hậu ấm áp, ôn hoà thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá, khô quá, ẩm quá) thường ít hấp dẫn con người. Nước: là nhân tố tự nhiên quan trọng thứ hai tác động tới sự phân bố dân cư. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người trong một năm cần đến 2 700 m3 nước. · Địa hình và đất đai: Các đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, đất màu mỡ là nơi dân cư đông đúc; còn các vùng núi cao, hiểm trở, thiếu đất trồng trọt, đi lại khó khăn thường ít hấp dẫn dân cư. · Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong sự phân bố dân cư. + Nhân tố kinh tế - xã hội, lịch sử, bao gồm: trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, tìm hiểu thực tế, và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Phân bố dân cư - Dân cư phân bố không đồng đều vì: Những nơi có nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu và giao thông thuận lợi, các hoạt động sản xuất phát triển,... thì dân cư đông. Ngược lại, những nơi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi,... thì dân cư thưa hơn. - Xác định trên bản đồ: + Những khu vực đông dân cư (mật độ dân số trên 100 người/km2): Nam Á, Đông Á, một số nơi thuộc châu Âu, Đông Nam Á. + Những khu vực thưa dân (mật độ dân số dưới 5 người/km2): Bắc Mỹ, phần lớn là Nam Mỹ, Bắc Phi, Bắc Á, Ô-xtray-li-a. Thậm chí một số nơi không có người ở thường xuyên như châu Nam Cực, đảo Gron-len. |
Hoạt động 3:Một số thành phố đông dân nhất thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức cho HS: + Sự hình thành các đô thị trên thế giới là một biểu hiện của sự phân bố dân cư. + Con người đang có xu hướng tập trung vào các đô thị. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 22.3 SHS trang 191 và trả lời câu hỏi: + Xác định trên bản đồ tên 10 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018? + Cho biết châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018? - GV mở rộng kiến thức: Sự hình thành và tập trung dân vào các đô thị có thể dẫn tới những hệ quả tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nêu một số tác động tích cực và tiêu cực của việc tập trung đông dân vào các đô thị? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 3. Một số thành phố đông dân nhất thế giới - Xác định trên bản đồ tên 10 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018: Xao Pao-lo, Cai-rô, Đê-li, Thượng Hải, Bắc Kinh, To-ky-ô, Mum-bai, Mê-hi-cô Xi-ti, Ô-xa-ca, Đac-ca. - Châu Á là nơi nào có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018. - Tác động của việc tập trung đông dân vào các đô thị: + Tác động tích cực: tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động,... + Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự xã hội,… |
-----------Còn tiếp --------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí