Giải chi tiết KHTN 8 kết nối mới bài 46: Cân bằng tự nhiên

Giải bài 46: Cân bằng tự nhiên sách khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng với môi trường, ví dụ: quá trình điều hòa thân nhiệt ở động vật hằng nhiệt. Ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể cũng có quá trình tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên. Cân bằng tự nhiên là gì? Cân bằng tự nhiên biểu hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc duy trì sự sống?

Hướng dẫn trả lời: 

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
- Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…
- Ý nghĩa của cân bằng tự nhiên đối với việc duy trì sự sống: Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nhờ đó, bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

I. KHÁI NIỆM CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

1. Trạng thái tự nhiên của quần thể

Câu hỏi: Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

Hướng dẫn trả lời:

Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,... cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể

2. Khống chế sinh học trong quần xã

Câu hỏi: Quan sát hình 46.2, em hãy cho biết số lượng thỏ tuyết và linh miêu khống chế nhau như thế nào?

2. Khống chế sinh học trong quần xã  Quan sát hình 46.2, em hãy cho biết số lượng thỏ tuyết và linh miêu khống chế nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Quần thể con mồi (thỏ tuyết) được điều hoà bới các nhân tố vi sinh từ môi trường bên ngoài và chủ yếu từ nhân tố hữu sinh chính là vật ăn thịt (linh miêu). Thỏ tuyết và linh miêu là mối quan hệ ăn thịt - con mồi, có tác động điều chỉnh qua lại lẫn nhau. 

3. Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 46.3, cho biết sự phân tầng của các quần thể thực vật trong hình phù hợp như thế nào với điều kiện môi trường.

Quan sát Hình 46.3, cho biết sự phân tầng của các quần thể thực vật trong hình phù hợp như thế nào với điều

Hướng dẫn trả lời: 

Trong rừng nhiệt đới, ở tầng trên (tầng cây gỗ lớn) có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, ánh sáng mạnh hơn các tầng dưới. Càng xuống thấp (tầng cây gỗ vừa -> tầng cây gỗ nhỏ tầng cây bụi và cỏ), nhiệt độ, cường độ ánh sáng càng giảm, độ ẩm càng tăng. Điều kiện môi trường trong rừng nhiệt đới như vậy đã dẫn đến sự phân bố của các loài một cách hợp lí tầng trên gồm các loài cây gỗ ưa sáng, ở tầng dưới, đặc biệt là tầng dưới cùng bao gồm các loài thực vật chịu bóng, thích nghi với nhiệt độ thấp hơn và độ ẩm cao hơn. 

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào có ảnh hư

Hướng dẫn trả lời:

Sơ đồ trong Hình 46.4 thể hiện loài này là nguồn thức ăn của loài kia. Ví dụ Cỏ là thức ăn của châu chấu và chuột; chuột làm thức ăn cho chim ưng và cú... Cỏ là loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong toàn quần xã. 

II. NGUYÊN NHÂN MẤT CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, DUY TRÌ CÂN BẰNG TỰ NHIÊN

Hoạt động: Đọc thông tin trên kết hợp thảo luận nhóm đề thực hiện các yêu cầu sau:

Hoạt động 1: Trong các nguyên nhân trên, hãy cho biết những nguyên nhân nào có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời: 

Những nguyên nhân có tác động mạnh gây mất cân bằng tự nhiên ở Việt Nam: phá rừng và săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường

Hoạt động 2: Tìm hiểu và nêu thêm các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời: 

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia...
+ Trồng rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
- Bảo vệ hệ sinh thái biển:
Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
- Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:
Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Tìm kiếm google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 46, giải KHTN 8 sách KNTT bài 46, Giải bài 46 Cân bằng tự nhiên

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com