[toc:ul]
Câu 1: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.
Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện nay là gì?
Câu 2: Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả?
Câu 3: Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không, vì sao?
Câu 4: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thỏi quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa dất nước đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại ngày nay?
Câu 5: Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này ?
Câu 6: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ; tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ nhận định điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam
Câu 2: Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh điểm yếu nào trong những tác phẩm đã nêu, và tất cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những yếu điểm
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Từ “hành trang” trong văn bản của Vũ Khoan có nghĩa là gì?
Câu 2: Viết đoạn văn hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Câu 3: Tác giả Vũ Khoan, trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 1: Thời điểm lịch sử: đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới.
Bài viết đã nêu lên vấn đề: sự chuẩn bị hành trang cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để đất nước bước vào thế kỉ mới.
Ý nghĩa: có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.
Những yêu cầu, nhiệm vụ:
Câu 2: Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là:
Vai trò của nhận thức giới trẻ về những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam
Nêu những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam, phân tích những mặt tích cực, hạn chế của các đặc điểm ấy của con người Việt Nam
Sự cần thiết của việc con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu.
Câu 3: Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là đúng đắn.
Sở dĩ việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất là vì:
Con người là chủ nhân của đất nước, xã hội có tồn tại và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào con người.
Máy móc, thiết bị hiện đại tới đâu cũng là do con người tạo ra, chúng không thể nào thay thế được vị trí, vai trò của con người với sự vận động của xã hội
Câu 4: Những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thỏi quen của người Việt Nam:
Thông minh nhạy bén với cái mới, song lại hay bị những lỗ hổng kiến thức như học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế.
Cần cù, sáng tạo, tháo vát trong công việc, song lại thiếu sự cẩn trọng chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc.
Có truyền thông lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị làm giảm đi sức mạnh.
Có khả năng thích ứng nhanh, hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, khôn vặt không coi trọng chữ “tín”.
Câu 5: Giống nhau: đều phân tích và nhận xét giống nhau những ưu điểm thế mạnh của con người Việt Nam: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu....
Khác nhau:
Chuẩn bị hành tranh đã phân tích tích những ưu điểm của người Việt Nam theo một chiều cực đoan, không chỉ khen ngợi mà còn đưa ra khuyết điểm
Những hạn chế mà con người Việt Nam còn phạm phải như: thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
Thái độ của tác giả:
Thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Giúp chúng ta nhìn lại mình một cách đúng đắn chân thực để bản thân có thể hoàn thiện phát triển.
Câu 6: Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết:
“nước đến chân mới nhảy”,
“liệu cơm gắp mắm”
“trâu buộc ghét trâu ăn”
“bóc ngắn cắn dài”,...
Tác dụng: làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, gần gũi dễ hiểu với đời sống, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đãy cảm xúc.
Luyện tập
Câu 1: Những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường:
Điểm mạnh: tính cần cù, thông minh, có óc sáng tạo,...;
Đạt giải cao trong các cuộc thi trí tuệ quốc tế, sáng tạo ra máy móc, thiết bị hỗ trợ nông nghiệp
Giúp đỡ người khó khăn hơn, chương trình từ thiện gây quỹ như Áo ấm cho em, Ngôi nhà tình nghĩa...
Điểm yếu: kém thực hành, thiếu thực tế, không cẩn thận, không có tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau,...
Bệnh lề mề, bệnh đổ lỗi
Chặt chém khách du lịch, đi trễ về sớm, ...
Câu 2: Gợi ý như sau:
Nêu những điểm mạnh, điểm yếu của mình
Nêu lên hướng khắc phục hợp lí có tính thuyết phục những khuyết điểm bản thân như sông lịch sự, chan hòa, chăm chỉ, cố gắng trong học tập không được nản lòng trước khó khăn,...
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Từ “hành trang” trong văn bản của Vũ Khoan có nghĩa:
Nghĩa thông thường: là những giá trị về vật chất và tinh thần mà mỗi người chuẩn bị khi mang đi xa.
Hành trang được tác giả Vũ Khoan dùng trong bài viết: sự chuẩn bị về con người: tri thức, kĩ năng, thói quen… để đi vào một thế kỉ mới.
Câu 2: Hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bài viết tham khảo
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”. Với mỗi quốc gia, lứa tuổi thanh niên không chỉ là lực lượng lao động quan trọng, họ còn là những người sẽ chèo lái con thuyền dân tộc.Vì vậy, thế hệ trẻ cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt đẹp để bước vào thế kỉ mới – thế kỉ hội nhập và phát triển. Đất nước ta từng trải qua bao trận chiến đấu gian khổ, máu xương của cha anh đã ngã xuống để viết lên những trang sử hào hùng. Thế hệ trẻ ngày nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc. Trong thế kỉ mới, thế hệ thanh niên cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, ngoại ngữ… bên cạnh đó là những phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, luôn hối hả và nhiều chuyển biến. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi ở mỗi người cần có ý thức rèn luyện và nỗ lực hết mình để khẳng định các giá trị của bản thân. Từ đó, cống hiến sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Với lí tưởng cao đẹp đó, mỗi người cần tìm kiếm cho mình một đam mê, một khát vọng, một mục đích sống để nỗ lực vươn tới. Các dự án khởi nghiệp, làm giàu từ chính mảnh đất quê hương hiện nay là những minh chứng rõ ràng cho sự chuẩn bị hành trang một cách chu đáo và đầy đủ của thế hệ thanh niên nước ta. Đó cũng là động lực lớn lao thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày. Trên con đường tố thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng, trông chờ vào vận may rủi. Vì vậy, cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, không ngừng tự học và sáng tạo sẽ giúp mỗi chúng ta có một hành trang vững vàng để bước vào cuộc sống tương lai bạn nhé!
Câu 3: Một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Bài viết tham khảo
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” Dù Bác đã đã đi xa nhưng lời dạy của Người vẫn luôn vang vọng, như lời nhắc nhở với thế hệ trẻ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Tại sao tác giả lại đưa ra nhận định như vậy khi nói về điểm mạnh và hạn chế của người trẻ nước ta?
Trước hết, có thể thấy, tác giả đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt. Điểm mạnh cả chúng ta là sự thông minh, cần cù, nhạy bén với những điều mới mẻ. Đây là tố chất cần thiết của mỗi người để tiếp thu và học hỏi những tri thức, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Như thủ tướng Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo kiệt xuất Singgapoer đã ngợi khen khi nói về con người Việt Nam: “Việt Nam là một tộc người Do Thái thứ hai của châu Á”, “Họ là một dân tộc thông minh và đầy nghị lực”.Tinh thần hiếu học từ xưa đến nay vẫn được những người trẻ phát huy, tiêu biểu là những tấm gương vượt khó học giỏi, những tấm huy chương vàng chinh phục các kì thi khoa học trên thế giới. Từ đó, hình ảnh của đất nước Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến và khâm phục.
Vậy tại sao chúng ta vẫn thiếu các phát minh, sáng chế được đưa vào thực tiễn sản xuất, có rất ít các ngành công nghiệp sáng tạo ra những sản phẩm mang tầm quốc tế? Tác giả đã chỉ ra điểm yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Học vẹt là học mà không hiểu bải, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, địnhnghĩa, khái niệm đó. Nguyên nhân chính là do học chưa đi đôi với hành, lí thuyết chưa đi vào thực hành cuộc sống. Tư duy giáo dục còn mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết đã khiến người trẻ lúng túng khi bước vào thực tiễn, không thể áp dụng những điều đã học vào sản xuất. Đây cũng là lí do khiến nền kinh tế nước ta chưa thể phát triển tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng.
Mọi lí thuyết chỉ là màu xám nếu không được áp dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, với mỗi người, bên cạnh việc học hỏi những tri thức khoa học cần có sự say mê, nghiên cứu tính ứng dụng vào thực tiễn. Trong các trường học, cần có thêm những phòng thí nghiệm, phòng thực hành để các bạnhọc sinh được áp dụng lí thuyết đã học, từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm từ quan sát thực tế. Có như vậy, mới có thể ôn luyện tri thức đã học, khơi dậy khả năng khám phá và phát huy tính sáng tạo từ người trẻ.
Đất nước có thể phát triển, hội nhập cùng thế giới cần nhờ vào khối óc và bàn tay của thế hệ thanh niên. Nhìn vào điểm mạnh để có động lực cố gắng nhưng chúng ta cũng cần khắc phục những yếu kém của mình. Mỗi người cần chuẩn bị hành trang đầy đủ gồm những tri thức, kĩ năng và cả kinh nghiệm, hiểu biết thực tế để tự tin và vững vàng hơn bước vào cuộc sống, bước vào thế kỉ hội nhập cùng thế giới hôm nay.
Câu 1: Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới. Để đề cập sự chuẩn bị hành trang cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để đất nước bước vào thế kỉ mới.
Chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước. => cố gắng hoàn thiện và sửa chữa hoàn thiện bản thân mình hơn để có cho mình nền tảng vững chắc vững tiến vào thế khỉ mới xây dựng bản thân và đất nước ngày càng đi lên.
Câu 2: Tác giả đã lập luận theo trình tự lần lượt là:
Vai trò của nhận thức giới trẻ về những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam -> điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam, những mặt tích cực, hạn chế -> Sự cần thiết của việc con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu
Câu 3: Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” vì Con người là chủ nhân của đất nước và máy móc, thiết bị hiện đại tới đâu cũng là do con người tạo ra => con người quyết định sự tồn tại của xã hội.
Câu 4: Những điểm mạnh của người Việt Nam: thông minh nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, tháo vát trong công việc, có truyền thống lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau và có khả năng thích ứng nhanh.
Những điểm yếu của người Việt Nam: bị những lỗ hổng kiến thức do khuynh hướng thiên lệch bởi sự học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc, có tính đố kị và có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự khôn vặt không coi trọng chữ “tín”.
Câu 5: Những nhận xét của tác giả có điểm giống và khác:
Giống là phân tích và nhận xét giống nhau những ưu điểm thế mạnh của con người Việt Nam. Khác nhau là phân tích tích những ưu điểm của người Việt Nam theo một chiều cực đoan (khen không chê), những hạn chế mà con người Việt Nam còn phạm phải như : thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt,..
=> Thái độ của tác giả: thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Câu 6: Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,... làm cho bài viết trở nên sinh động làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi và bài nghị luận không bị khô khan.
Luyện tập
Câu 1: Điểm mạnh là tính cần cù, thông minh, có óc sáng tạo,... như đạt giải cao trong các cuộc thi trí tuệ quốc tế, sáng tạo ra máy móc, Giúp đỡ người khó khăn hơn, chương trình từ thiện gây quỹ.
Điểm yếu là kém thực hành, thiếu thực tế, không cẩn thận, không có tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau,... như bệnh lề mề, bệnh đổ lỗi, chặt chém khách du lịch, đi trễ về sớm
Câu 2: Bạn có thể nêu những điểm mạnh, điểm yếu của mình và hướng khắc phục các bạn đưa ra phải có tính thuyết phục những khuyết điểm bản thân như sông lịch sự, chan hòa, chăm chỉ, cố gắng trong học tập không được nản lòng trước khó khăn,....
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hiểu theo nghĩa thông thường, hành trang là những giá trị về vật chất và tinh thần mà mỗi người chuẩn bị khi mang đi xa. Còn trong bài viết được hiểu là sự chuẩn bị về con người: tri thức, kĩ năng, thói quen… để đi vào một thế kỉ mới.
Câu 2: Hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bài viết tham khảo
Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt đẹp để bước vào thế kỉ mới – thế kỉ hội nhập. Thế giới đang ngày càng phát triển, là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước thì phải hội nhập cống hiến sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Đất nước ta từng trải qua bao trận chiến đấu gian khổ, máu xương của cha anh đã ngã xuống để viết lên những trang sử hào hùng. Thế hệ trẻ ngày nay cần giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc. Trong thế kỉ mới, thế hệ thanh niên cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, ngoại ngữ… bên cạnh đó là những phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, luôn hối hả và nhiều chuyển biến. Với lí tưởng cao đẹp đó, mỗi người cần tìm kiếm cho mình một đam mê, một khát vọng, một mục đích sống để nỗ lực vươn tới. Thế hệ trẻ hãy nổ lực hết mình, chuẩn bị cho mình một hành trang vững chải để bước vào một cuộc sống hiện đại, hội nhập. “Trên con đường tố thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Bài viết tham khảo
Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Tác giả đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt. Điểm mạnh cả chúng ta là sự thông minh, cần cù, nhạy bén với những điều mới mẻ. Tinh thần hiếu học từ xưa đến nay vẫn được những người trẻ phát huy, tiêu biểu là những tấm gương vượt khó học giỏi, những tấm huy chương vàng chinh phục các kì thi khoa học trên thế giới. Từ đó, hình ảnh của đất nước Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến và khâm phục. Nhưng chúng ta vẫn thiếu các phát minh, sáng chế được đưa vào thực tiễn sản xuất, có rất ít các ngành công nghiệp sáng tạo ra những sản phẩm mang tầm quốc tế. Tác giả đã chỉ ra điểm yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, địnhnghĩa, khái niệm đó. Nguyên nhân chính là do học chưa đi đôi với hành, lí thuyết chưa đi vào thực hành cuộc sống. Tư duy giáo dục còn mang tính hàn lâm, nặng về lí thuyết đã khiến người trẻ lúng túng khi bước vào thực tiễn, không thể áp dụng những điều đã học vào sản xuất. Đây cũng là lí do khiến nền kinh tế nước ta chưa thể phát triển tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng.
Vì vậy, với mỗi người, bên cạnh việc học hỏi những tri thức khoa học cần có sự say mê, nghiên cứu tính ứng dụng vào thực tiễn. Trong các trường học, cần có thêm những phòng thí nghiệm, phòng thực hành để các bạnhọc sinh được áp dụng lí thuyết đã học, từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm từ quan sát thực tế. Có như vậy, mới có thể ôn luyện tri thức đã học, khơi dậy khả năng khám phá và phát huy tính sáng tạo từ người trẻ. Mỗi người cần chuẩn bị hành trang đầy đủ gồm những tri thức, kĩ năng và cả kinh nghiệm, hiểu biết thực tế để tự tin và vững vàng hơn bước vào cuộc sống, đất nước có thể phát triển, hội nhập cùng thế giới cần nhờ vào khối óc và bàn tay của thế hệ thanh niên. Nhìn vào điểm mạnh để có động lực cố gắng nhưng chúng ta cũng cần khắc phục những yếu kém của mình.
Câu 1:
Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001 => chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới
Bài đề cập sự chuẩn bị hành trang cho mọi người => giới trẻ đất nước bước vào thế kỉ mới.
Ý nghĩa: Chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới => tính thời sự nóng hổi và có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước. => giới trẻ ngày nay cần có nền tảng vững chắc vững tiến vào thế khỉ mới xây dựng bản thân và đất nước ngày càng đi lên.
Câu 2: Tác giả đã đưa ra trình tự lập luận bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới như sau:
Đầu tiên là Vai trò của nhận thức giới trẻ (điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam)
Thứ hai, điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam (tích cực, hạn chế của các đặc điểm ấy)
Thứ ba, con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình => Cần thiết
Câu 3: Sở dĩ tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” vì:
1. Con người là chủ nhân của đất nước => mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đều do con người xây dựng và phát triển nên
2. Vai trò của con người với sự vận động của xã hội => máy móc, thiết bị hiện đại tới đâu cũng là do con người tạo ra để hỗ trợ, phục vụ cho cuộc sống của con người
Câu 4: Những điểm mạnh điểm yếu với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên là:
Con người Việt Nam thông minh nhạy bén với cái mới >< bị những lỗ hổng kiến thức (học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế)
Con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tháo vát >< thiếu sự cẩn trọng cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
Cọn người Việt Nam có truyền thông lâu đời đùm bọc đoàn kết >< trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị
Con người Yiệt Nam có khả năng thích ứng nhanh >< thái độ cực đoan, không coi trọng chữ “tín”.
Câu 5: Thái độ của tác giả thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề. Tác giả nhận xét có những điểm và khác là:
Giống nhau => những ưu điểm thế mạnh của con người Việt Nam
Khác nhau => nhận xét một chiều cực đoan (người Việt Nam còn có những hạn chế: thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...)
Câu 6: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,... là những thành ngữ được sử dụng trong bài.
=> việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể và khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều.
Luyện tập
Câu 1: Điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam:
Điểm mạnh:
Thông minh, cần cù, sáng tạo => đạt giải cao trong các cuộc thi trí tuệ quốc tế, sáng tạo ra máy móc.
Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: Giúp đỡ người khó khăn hơn, chương trình từ thiện gây quỹ
Điểm yếu:
Không có tinh thần kỉ luật, trách nhiệm trong công việc: bệnh lề mề, bệnh đổ lỗi
Khôn vặt: chặt chém khách du lịch, đi trễ về sớm, ...
Câu 2: Phương hướng khắc phục những yếu điểm:
Đầu tiên nêu những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Sau đó đưa ra hướng khắc phục:
=> Sống lịch sự, chan hòa, chăm chỉ, cố fgawngs trong học tập không được nản lòng trước khó khăn,....
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” thông thường:
Thông thường => những giá trị về vật chất và tinh thần mà mỗi người chuẩn bị khi mang đi xa
Trong bài => sự chuẩn bị về con người: tri thức, kĩ năng, thói quen… để đi vào một thế kỉ mới
Câu 2: Hành trang cần có của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Bài viết tham khảo
“Trên con đường tố thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt đẹp để bước vào thế kỉ mới – thế kỉ hội nhập và phát triển. Thế hệ trẻ nên cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, không ngừng tự học và sáng tạo sẽ giúp mỗi chúng ta có một hành trang vững vàng để bước vào cuộc sống tương lai. Trong thế kỉ mới, thế hệ thanh niên cần trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, ngoại ngữ… bên cạnh đó là những phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, luôn hối hả và nhiều chuyển biến. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi ở mỗi người cần có ý thức rèn luyện và nỗ lực hết mình để khẳng định các giá trị của bản thân. Từ đó, cống hiến sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Với lí tưởng cao đẹp đó, mỗi người cần tìm kiếm cho mình một đam mê, một khát vọng, một mục đích sống để nỗ lực vươn tới. Các dự án khởi nghiệp, làm giàu từ chính mảnh đất quê hương hiện nay là những minh chứng rõ ràng cho sự chuẩn bị hành trang một cách chu đáo và đầy đủ của thế hệ thanh niên nước ta. Đó cũng là động lực lớn lao thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày.
Câu 3: Một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Bài văn tham khảo
Tác giả đã đưa ra nhận định như vậy khi nói về điểm mạnh và hạn chế của người trẻ nước ta chính là một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Tinh thần hiếu học từ xưa đến nay vẫn được những người trẻ phát huy, tiêu biểu là những tấm gương vượt khó học giỏi, những tấm huy chương vàng chinh phục các kì thi khoa học trên thế giới. Chúng ta có sự thông minh, cần cù, nhạy bén với những điều mới mẻ. Đây là tố chất cần thiết của mỗi người để tiếp thu và học hỏi những tri thức, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nhưng cái chúng ta thiếu chính là các phát minh, sáng chế được đưa vào thực tiễn sản xuất, có rất ít các ngành công nghiệp sáng tạo ra những sản phẩm mang tầm quốc tế. Đây cũng là lí do khiến nền kinh tế nước ta chưa thể phát triển tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng. Mọi lí thuyết chỉ là màu xám nếu không được áp dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, với mỗi người, bên cạnh việc học hỏi những tri thức khoa học cần có sự say mê, nghiên cứu tính ứng dụng vào thực tiễn. Trong các trường học, cần có thêm những phòng thí nghiệm, phòng thực hành để các bạnhọc sinh được áp dụng lí thuyết đã học, từ đó rút ra những kiến thức và kinh nghiệm từ quan sát thực tế. Hãy ôn luyện tri thức đã học, khơi dậy khả năng khám phá và phát huy tính sáng tạo từ người trẻ. Đất nước có thể phát triển, hội nhập cùng thế giới cần nhờ vào khối óc và bàn tay của thế hệ thanh niên.