[toc:ul]
Thời điểm lịch sử: sử: tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công cuộc đổi mới.
Nội dung vấn đề: đề cập sự chuẩn bị hành trang cho mọi người đặc biệt là giới trẻ để đất nước bước vào thế kỉ mới.
Ý nghĩa: chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.
Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho đất nước ta và giới trẻ ngày nay là: phải nhìn nhận được những khuyết điểm những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình để bản thân mình cố gắng hoàn thiện và sửa chữa hoàn thiện bản thân mình hơn để có cho mình nền tảng vững chắc vững tiến vào thế khỉ mới xây dựng bản thân và đất nước ngày càng đi lên.
Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là:
Điều đó là đúng đắn. Vì:
Con người là chủ nhân của đất nước, mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đều do con người xây dựng và phát triển nên. Điều ấy có nghĩa, xã hội có vận hành, có tồn tại và phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào con người.
May móc, thiết bị hiện đại tới đâu cũng là do con người tạo ra để hỗ trợ, phục vụ cho cuộc sống của con người. Vì thế, chúng không thể nào thay thế được vị trí, vai trò của con người với sự vận động của xã hội
Con người Việt Nam thông minh nhạy bén với cái mới, song lại hay bị những lỗ hổng kiến thức do khuynh hướng thiên lệch bởi sự học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế, không khắc phục được điều này thì sẽ không thích ứng được với nền kinh tế mới.
Con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tháo vát trong công việc, song lại thiếu sự cẩn trọng chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc là cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Đây sẽ là vật cản lớn của quá trình hội nhập.
Cọn người Việt Nam có truyền thông lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.
Con người Yiệt Nam có khả năng thích ứng nhanh điều đó sẽ giúp chúng ta mau chóng hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự khôn vặt không coi trọng chữ “tín” sẽ làm đối tác phản cảm gây thiệt hại kinh doanh.
Giống nhau: đều phân tích và nhận xét giống nhau những ưu điểm thế mạnh của con người Việt Nam: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu....
Khác nhau: Chuẩn bị hành tranh không chỉ phân tích tích những ưu điểm của người Việt Nam mà còn phê phán đề cập đến những khuyết điểm, những hạn chế mà con người Việt Nam còn phạm phải như: thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
Thái độ của tác giả: thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,...
Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống. Đồng thời, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đãy cảm xúc.
Điểm mạnh:
Điểm yếu: