Bài soạn siêu ngắn: Những đứa trẻ - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Những đứa trẻ - trang 229 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nến sự kết nối chặt chẽ.

Trả lời:

  • Văn bản có thể chia thành 3 phần
    • Phần 1 (từ đầu...ấn em nó cúi xuống): tình bạn của những đứa trẻ
    • Phần 2 (tiếp.. Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau
    • Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản
  • Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3: Những câu chuyện cổ tích, những con chim 

Câu 2: Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn...

Trả lời:

  • Hoàn cảnh:
    • Chú bé A-li-ô-sa: nhà nghèo, mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác còn em ở cùng với ông bà ngoại => cuộc sống không khá giả.
    • Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: nhà giàu, cuộc sống sung túc, đầy đủ
  • Mối quan hệ giữa hai gia đình: là hàng xóm nhưng không thân thiết vì cách biệt địa vị
Tuy gia cảnh khác nhau, bố mẹ lại cấm đoán nhưng không gì ngăn được tình bạn của những đứa trẻ. Chúng đều không được cha mẹ quan tâm, nên chúng đồng cảm với nhau, tin tưởng và se chia nhau vượt qua mọi định kiến => điều này khiến tác giả xúc động.

Câu 3: Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

Trả lời:

  • Hình ảnh ba đưa trẻ hàng xóm: 
    • Và cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi...như những chú gà con... => nhớ lại những điều chúng phải chịu đựng mẹ kế
    • Hai em nó im lặng nghe... ấn em nó cúi xuống. => bản tính hồn nhiên, vô tư cảu những đứa trẻ
    • Tức thì cả mấy đứa... ngoan ngoãn. => chúng bị chi phối, áp đặt, không thể phản kháng
    • Một trong số ba ... bắt gặp chúng tôi.
    • Chúng kể cho tôi nghe ... bố và dì ghẻ => cuộc sống tù túng, không vui vẻ gì
    • Nó thường nói một cách buồn bã... phải mười một năm. => quá khứ của chúng là đẹp nhất >< thực tại buồn bã
    • ...nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn... đèn trong nhà thờ...

Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này?

Trả lời:

Sự lồng ghép câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích: 

  • Khi những đứa trẻ nhắc đến mẹ thật và mẹ khác => nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ trong chuyện cổ tích.
  • Hình ảnh người bà xuất hiện trong đời thực (bà của nhân vật tôi và người bà trong quá khứ của ba đứa trẻ) và cũng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích.

=> Sự đan xen trên đã tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ. Bà và mẹ trong những câu chuyện cổ tích có lẽ sẽ làm cho tâm hồn của những đứa trẻ ấy dịu mát lại, trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng, mặc cho bức tường ngăn cách về địa vị xã hội trong xã hội Nga dưới thời Nha hoàng lúc bấy giờ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com