Bài soạn siêu ngắn: Kiều ở lầu ngưng bích - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Kiều ở lầu ngưng bích - trang 93 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

Trả lời:

  • Không gian: được mở ra nhiều chiều với góc độ nhìn từ trên cao, chỉ có trăng trên cao làm bạn, không gian bao la bát ngát với hình ảnh những cồn cát im lìm, những dãy núi trùng điệp => gợi lên sự hoang vắng, cô đơn.
  • Thời gian: từ sáng sơm đến đêm khuya chỉ có một mình nàng.

=> Khung cảnh bộc lộ sự cô đơn, mất tự do của Kiều.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?...nàng?

Trả lời:

a. Nàng nhớ Kim Trọng, lời thề ước với chàng, rồi nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ là hợp lý vì  người trẻ tuổi bao giờ cũng nhớ người yêu trước.

b. Nhớ Kim Trọng thì nàng xót thương cho chàng khi ngày đêm chờ đợi nhưng cũng vô ích. Nhớ cha mẹ thì nàng thương họ già yếu không được chăm sóc, ân hận đã phụ công sinh thành.

c. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ => Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo và có tấm lòng vị tha.

Câu 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng: а. Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?...

Trả lời:

a. Cảnh là thực, nhưng bộc lộ rõ ràng tâm trạng Kiều. 

  • Nhìn cánh buồm thấp thoáng => bơ vơ, lạc lõng, đau khổ
  • Hoa trôi man mác biết là về đâu => số phận nhỏ bé, lênh đênh, vô định giữa đời người vô tận của Kiều.
  • Nội cỏ dầu dầu => cuộc đời héo hắt, lụi tàn, kiếp người bé nhỏ.
  • Tiếng gió, tiếng sóng => hãi hùng ghê sợ với những tai họa bủa vây. 

b. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều mỗi lúc càng được tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong suốt tám câu thơ. Cụm từ « buồn trông » mở đầu câu thơ thành điệp khúc của đoạn thơ là điệp khúc của tâm trạng Thúy Kiều.

[Luyện tập] Câu 1: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (Buồn trông cửa bể chiều hôm...Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi)

Trả lời:

  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: khắc họa tâm trạng, cảm súc và suy nghĩ thông qua việc miêu tả cảnh vật.
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối:
    • Hai câu đầu: tâm trạng cô đơn, lac lõng trong tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.
    • Hai câu tiếp: Nỗi âu lo về số phận long đong, vô định của Thúy Kiều.
    • Hai câu tiếp: cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người, màu xanh cũng trở nên buồn tẻ, xanh từ cỏ cây đến đất trời khiến người ta không biết nhìn về đâu.
    • Hai câu cuối: Dự cảm chẳng lành của Kiều về số phân đầy trắc trở, gập ghềnh của mình.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net