Soạn văn 9 siêu ngắn bài: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà)

Soạn văn 9 siêu ngắn bài: Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9: Nghị luận văn học( Làm ở nhà) sgk ngữ văn lớp 9 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Đề 1: Những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Trả lời

1. Mở bài: Giới thiệu sơ qua về tác giả Nguyên Hồng và đề cập tới đề tài tình mẫu tử

 

2. Thân bài:

a, Khái quát đầu: giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nội dung:

  • Hoàn cảnh sáng tác, vị trí: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm
  • Nội dung:  Hồng là cậu bé được lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

 

b. Phân tích tình mẫu tử trong đoạn trích thông qua những luận điểm:

  • Luận điểm 1:  Trước hết, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần nói chuyện với người cô.( Phân tích lời nói, cử chỉ của Hồng trước những lời nói đanh nghiến của bà cô)
  • Luận điểm 2: Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.

c. Tổng kết:

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm và đề cao, nổi bật tình mẫu tử trong bài

Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

3. Kết bài:

Đánh giá, khái quát ý nghĩa, khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi lên cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp

Trả lời

1. Mở bài: giới thiệu chung về tác gải và nêu nhện định những chuyển biến tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

2.Thân bài:

a. Khái quát đầu: giới thiệu về tác gải, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và giải thích nhận định

  • Truyện ngắn "Làng" biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm đối với quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng đã hòa nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có tính chuyển biến mới.
  • Nội dung chính: Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Ở ông Hai, tình cảm chung đó mang màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

b, Luận điểm chứng minh:

Luận điểm 1: Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống của người nông dân trong nhân vật ông Hai:

  • Ông Hai khoe làng
  • Ông không đọc được chữ nhưng ham đi đọc thông tin ở phòng đọc báo. Niềm vui của ông khi nghe được tin thắng trận của quân ta

Luận điểm 2:  Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

  • Khi ông ngồi ở quán nước, nghe thấy người ta nói làng ông Việt gian, ông như không tin vào chính tai mình hỏi lại
  • Ông cúi gằm mặt đi về trong sự xấu hổ tủi nhục
  • Nằm suy nghĩ về bản thân, về ngôi làng, về những người tản cư làng mình liệu đã nghe tin này chưa, về lũ con còn nhỏ
  • Cuộc sống của ông những tháng ngày về sau đó là chỗi ngày sống trong lo sợ, nghi ngờ và tủi nhục
  • Trò chuyện với thằng út, khẳng định lòng mình trung thành với Đảng

Luận điểm 3: Khi tin làng được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng Chợ Dầu.: niềm vui sướng hạnh phúc tột cùng của ông Hai khi nghe tin nhà mình bị đốt

c, Khái quát cuối:

  • Nghệ thuật: Sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
  • Nội dung:Khẳng định tình yêu làng, yêu nước của ông Hai có sự chuyển biến mới trong nhận thức, ông không chỉ yêu làng quê của mình mà ông còn tin vào cách mạng, yêu Tổ quốc. Vì tình yêu làng đã gắn liền với tình yêu tổ quốc, tình yêu nước của người nông dân vô cùng sâu nặng.Từ nhận thức, giác ngộ của những người nông dân như ông Hai mà đã làm nên thắng lợi của cả một dân tộc. Đây chính là nhận thưc mới của người nông dân những năm kháng chiến chống Pháp mà đại diện là ông Hai

 

3. Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa những đánh giá chung và nhận định về ông Hai  đồng thời khẳng định được những chuyển biến cảm xúc của những người nông dân những năm thàng kháng chiến chống Pháp

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

Trả lời

Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam “ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Bằng ngôn ngữ thơ Nôm điêu luyện, Nguyễn Du đã làm nên một kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh sinh động về xã hội phong kiến bất công tàn bạo, một “xã hội coi đồng tiền là chúa tể “. Và thể hiện nỗi đau đớn ê chề, mở đầu cho 15 năm lưu lạc đầy cay đắng của nàng Kiều.

Đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu say mê, trong trắng với Kim Trọng thì bất ngờ gia đình Kiều bị vu oan, giáng họa. Không đành lòng để cho gia đình tan nát, Thuý Kiều đau đớn trao duyên cho Thuý Vân, tự nguyện bán mình để lấy tiền cứu cha và em trai. Lợi dụng tình cảnh đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh “vốn là một đứa phong tình đã quen” đánh tiếng cưới nàng về làm thiếp nhưng thực sự là hắn mua Kiều về thanh lâu của hắn với mụ Tú Bà ở Lâm Tri. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” miêu tả màn kịch mua bán, qua đó “lột mặt nạ” của Mã Giám Sinh, đồng thời là nỗi đồng cảm và xót xa với người con gái tài hoa bạc mệnh.

Với ngòi bút sắc sảo trong miêu tả và nỗi căm ghét của nhà thơ, Nguyễn Du đã lột tả bộ mặt bỉ ổi, tàn ác, ghê tởm của bọn “buôn bán thịt người”. Trong màn kịch này, Mã Giám Sinh đóng vai chàng sinh viên Quốc Tử Giám đến để làm “lễ vấn danh”, xem mặt, dạm hỏi Thuý Kiều về làm vợ lẽ. Gã sinh viên giả hiệu “người viễn khách” mờ ám này, mù mờ từ tên họ đến quê quán. Và ngòi bút thần tình của Nguyễn Du cứ mỗi nét lại khắc hoạ rõ hơn chân dung của Mã Giám Sinh và cái bản chất con buôn ghê tởm của hắn:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Trước thầy, sau tớ xôn xao

Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trong”...

 ...“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

Mã Giám Sinh đã “ngoại tứ tuần” mà vẫn “áo quần bảnh bao”, “mày râu nhẵn nhụi”, rõ ra một gã trai lơ. Lũ thầy, tớ chúng kéo đến nhà Kiều thật là nhốn nháo, lố lăng ... và cái cử chỉ “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã làm rơi cái mặt nạ sinh viên, phơi bày chân tướng của một tên vô học, thô lỗ của hắn.

Nguyễn Du cứ “khách quan” miêu tả cảnh mua bán, vậy mà cái bản chất thật của Mã Giám Sinh vẫn bị lột trần, phơi bày bằng hết. Dẫu được khéo léo che đậy bằng mọi thứ mánh lới xảo quyệt nhưng diện mạo, thái độ, cử chỉ, hành vi và ngôn ngữ của hắn vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của một tên “buôn thịt bán người” đê tiện.

Trong con mắt của Mã Giám Sinh, nàng Kiều cùng với tài sắc của nàng chỉ là một món hàng rồi đây sẽ sinh lợi cho hắn. Hắn đắn đo khi “cân sắc, cân tài”, hắn “ép”, hắn “thử” tài nghệ của nàng; nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt như người ta mua bán một món đồ. Khi đã hoàn toàn vừa ý, bản chất con buôn của hắn vẫn còn lộ ra ở cái thái độ “tuỳ cơ dặt dìu” khi mặc cả. Bản chất đó còn được che đậy bằng những lời lẽ mĩ miều, sang trọng:

“ Rằng mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?

    Thì cuối cùng bộc lộ một cách trắng trợn và bỉ ổi nhất:

 “Cò kè bớt một, thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Với sự mặc cả “cò kè” ti tiện, bẩn thỉu này, màn kịch “lễ vấn danh” lộ rõ thực chất là cảnh  trao đổi, mua bán một cách trắng trợn và Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tên con buôn ghê tởm, đê tiện nhất.

Trong đoạn trích này, hình ảnh Thuý kiều hiện ra với tất cả những buồn khổ, xót xa, ê chề, tủi hổ. Là một cô gái tài sắc vẹn toàn, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ, màn che/ Tường đong ong bướm đi về mặc ai”, lại đang ngây ngất trong hạnh phúc của mối tình đầu trong trắng thì tai hoạ ập đến bất ngờ. Kiều trở thành một món hàng trao tay mua bán, bọn chúng cò kè, mặc cả  “bớt một thêm hai”. Tâm hồn nhạy cảm của nàng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ éo le, vừa hổ thẹn, vừa dơ dáy, vừa đau đớn, nhục nhã của mình:

 “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

 Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!

 Ngại ngùng dợn gió, e sương,

Ngừng hoa bỗng thẹn, trông gương mặt dày”.

Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình (nỗi mình), vừa xót xa cho gia đình (nỗi nhà), lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã Giám Sinh như cành hoa đem ra trước sương gió, cho nên “ dợn gió, e sương”, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Và vì tự ví mình với hoa nên thẹn thùng khi nhìn thấy hoa, tự thấy không xứng với hoa. Đó là cái đạo đức thầm kín của Kiều. Trong khi đó mụ mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng, một đồ vật: “vén tóc, bắt tay” cho khách xem. Bắt nàng làm thơ, đánh đàn cho khách thấy. Còn Kiều thì “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.

Trong màn kịch “lễ vấn danh” này, dưới sự “đạo diễn” của mụ mối và theo đòi hỏi, nài ép của Mã Giám Sinh, Kiều “nhất cử, nhất động” đánh đàn , làm thơ như một “cái máy”. Bán mình để chuộc cha, cứu em là hành động tự nguyện của nàng nên nàng chịu đựng và cam chịu tất cả. 

Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều hiện lên với sự im lặng tuyệt đối mà vẫn không sao dấu được sự đau đớn, xót xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp lên nhân phẩm một cách nhục nhã. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới”nỗi mình” - tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị “vu oan giáng hoạ”, Bao trùm lên tâm trạng của Kiều là sự đau đớn, tái tê “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”!.

Đoạn trích chỉ với vài câu thơ điểm xuyết về hình ảnh của Kiều, Nguyễn Du đã dùng một loạt các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để miêu tả tâm trạng lúc bấy giờ của nàng như “ngại ngùng dợn gió e sương”, “nét buồn như trúc, điệu gầy như mai”.... Qua đó, chúng ta cũng cảm thông trước sự đau đớn của một người con gái tài hoa mệnh bạc.

 

Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thúy Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời đầy lưu lạc của nàng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com