Bài soạn siêu ngắn: Bếp lửa - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Bếp lửa - trang 143 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý

[toc:ul]

Câu 1: Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm ưạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

  • Bài thơ là lời của người cháu, nói về tấm lòng kính yếu của cháu đối với bà.
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1 : Khổ thơ đầu => Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà
    • Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo => Những kí ức tuổi thơ với bà
    • Phần 3: Khổ thơ tiếp theo => Suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà
    • Phần 4: Khổ thơ cuối =>Tình cảm của cháu dành cho bà.

Câu 2: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đà được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp...

Trả lời:

Kỉ niệm với bà:

  • Năm 4 tuổi: nạn đói hoành hành, thiếu thốn vất vả nhưng hạhh phúc vi có bà chăm sóc
  • 8 năm ròng ở cùng bà: cùng bà nhóm lửa, nghe bà kể chuyện và dạy bảo, chăm sóc cháu.

Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm vơi miêu tả và tự sự đã giúp cho bài thơ có một kết cấu chặt chẽ, thể hiện được tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đốĩ với bà.

Câu 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến...

Trả lời:

Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc đi nhắc lại 10 lần.

Ý nghĩa: hình ảnh bếp lửa luôn gắn với bà, thể hiện sự tần tảo, chăm chỉ và tấm lòng ấm áp của bà. Bà nhóm lửa chính là nhóm lên niềm vui, yêu thương cho các cháu. Bà cũng là người truyền lửa, niềm tin cho các thế hệ sau.

“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

Kì lạ: không thể dập tắt, luôn luôn cháy

Thiêng liêng vì bếp lửa nhóm lên yêu thương, tâm tình tuổi nhỏ và xôi gạo.

Câu 4: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẳn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... 

Trả lời:

Hình ảnh ngọn lửa: mang ý nghĩa tinh thần, khái quát, là niềm tin và sức sông, sự yêu thương của bà.

Câu thơ cho thấy tình yêu thương của bà luôn cháy, bất diệt và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5: Cảm nhận của em về tinh cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tinh cảm ấy được gắn liền với những tinh cảm nào khác?

Trả lời:

Tình cảm bà cháu trong thơ: sâu nặng, xúc động, vượt qua không gian và thời gian neo đậu mãi trong tim cháu.

Tình cảm ấy cũng gắn liền với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net