Bài soạn siêu ngắn: Thúy Kiều báo ân báo oán - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Thúy Kiều báo ân báo oán - trang 106 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân: Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào...

Trả lời:

  • Kiều là người nặng tình nghĩa, biết ơn và trả ơn hậu hĩnh với Thúc Sinh đã cứu nàng dù Thúc Sinh không thể làm gì khi nàng bị Hoạn Thư hành hạ.
  • Khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thứ vì: Chính Hoạn Thư là người đã gây nỗi khổ đau cho nàng. 
  • Sự khác biệt về ngôn từ:
    • Khi nói với Thúc Sinh Kiều dùng những từ ngữ: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ, nghìn non, dùng điển cố "Sâm Thương" với giọng điệu ôn tồn, trang trọng, diễn tả được tấm lòng biết ơn, trân trọng .
    • Nói về Hoạn Thư, Kiều dùng những từ ngữ: "quỷ quái tinh ma", những thành ngữ quen thuộc "kẻ cắp bà già gặp nhau, kiến bò miệng chén" với giọng điệu chì chiết. 

Câu 2: Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy.

Trả lời:

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm, gọi Hoạn Thư là tiểu thư dù vị thế giữa hai người đã đảo ngược.

Thái độ của Kiều: đe nghiến, trả lại Hoạn Thư những gì Hoạn Thư đã đối với Kiều.

Câu 3: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu: Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư. Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào?...

Trả lời:

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: biện hộ mình là phận đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường, sau đó kể công, bày tỏ sự ngưỡng mộ với Kiều và rồi tự nhận lỗi lầm. => trình tự logic, cho thấy tâm địa xảo trá.
  • Cách lí lẽ trên đã tác động mạnh mẽ đến Kiều, làm Kiều nguôi ngoai và rơi vào thế khó xử.
  • Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, cho thấy đây là nhân vật khôn ngoan, lọc lõi, đầy bản lĩnh.

Câu 4: Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không? Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?

Trả lời:

  • Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì lí lẽ của mụ. Kiều cũng nặng tình nghĩa, giàu lòng vị tha và rộng lượng với kẻ thù.
  • Việc làm trên là hợp lí. Những lời nói của Kiều với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người giàu lòng thương cảm, vị tha, không hẹp hòi, nhỏ nhen.

Câu 5: Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư

Trả lời:

Tính cách Kiều: trọng ân nghĩa, có ân báo ân, có oán báo oán. Nàng không hẹp hòi, nhỏ nhen nên đã tha cho Hoạn Thư và khiến người ta nể phục.

Ngược lại, Hoạn Thư là kẻ mưu mô, gian xảo, khôn ngoan và đầy thủ đoạn, chính mụ ta đã gây đau khổ cho Kiều, nhưng mụ biết bắt cơ hội và lợi dụng tính nhân hậu và bao dùng của Kiều để chạy tội và cầu xin được sự tha thứ. 

[Luyện tập] Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Trả lời:

  • Thúy Kiều: yêu ghét rõ ràng, lúc ôn hòa, lúc cứng rắn. Mọi hành động của nàng đều cho thấy nàng là người thấu hiểu đạo lý.
  • Hoạn Thư: khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com