Bài soạn siêu ngắn: Cố hương - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Cố Hương - trang 207 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Trả lời:

Bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” => hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn” => hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.
  • Phần 3: Còn lại => Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Câu 2: Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Trả lời:

Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi- bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ.  Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Câu 3: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người...

Trả lời:

Tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.

Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác: thím Hai Dương và Cảnh vật quê hương
Thái độ của tác giả:  buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người. Nhen nhóm hi vọng, khát khao về một xã hội mới tốt đẹp hơn.

Câu 4: Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì? Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự...

Trả lời:

  • Đoạn “Nhưng tiếc thay, đã hết...gặp mặt nhau nữa” chủ yếu dùng phương thức tự sự => quan hệ gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
  • Đoạn “Người đi vào là Nhuận Thổ... nứt nẻ như vỏ thông” chủ yếu dùng phương thức miêu tả=> làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ.
  • Đoạn “Tôi nghĩ bụng... thành đường thôi” chủ yếu dùng phương thức lập luận => những suy ngẫm , trăn trở của tác giả về cuộc sống.

[Luyện tập] Câu 2: Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Trả lời:

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net