Bài soạn siêu ngắn: Cảnh ngày xuân - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Cảnh ngày xuân - trang 84 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật). Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời:

Các chi tiết gợi lên khung cảnh mùa xuân: tháng ba, con én đưa thôi, trời trong, cỏ xanh, lê trắng, không gian yên bình.

=>Tác giả chọn lọc hình ảnh, từ ngữ bình dị, sắp xếp trật tự từ => Bức tranh mùa xuân diễm lệ, tinh khôi, tràn đầy sức sống.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,...). Những từ ấy gợi không khí...

Trả lời:

  • Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân => sự đông vui, tấp nập.
  • Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu => không khí rôn ràng, náo nhiệt.
  • Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức => tâm trạng náo nức, vui tươi..

=> Hình ảnh một lễ hội truyền thống: lễ tảo mộ dịp tết thanh minh => là dịp để con cháu nhớ về nguồn cội, tụ tập quây quần bên gia đình.

Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái...

Trả lời:

Sự khác biệt của cảnh vật, không khí lúc trở về: mọi vật nhẹ nhàng, chậm rãi, đã nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.

Các từ láy “ tà tà”, “thanh thanh”, “ nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người: một nỗi buồn khó hiểu.

Sáu câu thơ cuối gợi nhiều hơn tả: cảnh vật tĩnh lặng, lòng người lặng lẽ theo, Kiều gặp mộ Đạm Tiên, rồi gặp Kim Trọng => Báo hiệu sự xáo trộn cuộc sống êm đềm, bình lặng của Kiều.

Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?

Trả lời:

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

[Luyện tập] Câu 1: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.

Trả lời:

So sánh: 

  • Trong thơ cổ Trung Quốc: cỏ thơm (hương vị), "điểm" (chỉ số lượng)
  • Trong thơ Nguyễn Du: cỏ non xanh (màu sắc), hoa lê trắng (màu sắc), "điểm" (tô điểm)

=>Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đến cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net