Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo) - trang 220 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 7: Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?

Trả lời:

  • Giống nhau: đều có cốt truyện, nhân vật, sự kiện.
  • Khác nhau: tự sự ở lớp 9 thì yêu cầu cao hơn, cần phải có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt khác nhau, sự việc không nhất thiết phải theo trình tự thời gian mà có thể đảo ngược.

Câu 8: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?

Trả lời:

Vì các yếu tố đó làm cho văn bản tự sự thêm đa dạng trong cách biểu hiện nhưng không làm mất đi các đặc trưng của văn bản tự sự.

Hiếm có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9: Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (X) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương tứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).

Trả lời:

STT

Kiểu văn bản hành chính

Các yếu tố kết hợp với văn bản hành chính

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Nghị luận

Thuyết minh

Điều hành

1

Tự sự

 

X

X

X

X

 

2

Miêu tả

X

 

X

 

X

 

3

Biểu cảm

X

X

 

X

 

 

4

Nghị luận

X

X

X

 

 

 

5

Thuyết minh

X

X

 

X

 

 

6

Điều hành

 

 

 

Câu 10: Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn...

Trả lời:

Một số tác phẩm tự sự được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần vì có khi đó chỉ là một đoạn trích từ một văn bản hoàn chỉnh hoặc do dụng ý nghệ thuật của người viết.

Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì khi học, học sinh phải luyện tập bố cục cơ bản rồi mới có thể sáng tạo.

Câu 11: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

Trả lời:

  • Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự giúp ích rất nhiều trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học: nhận biết các yếu tố của một văn bản tự sự, xác định được những đặc sắc nghệ thuật.
  • Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân học sinh có thể xác định được nhân vật chính và tác dụng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo => diễn biến tâm trạng của nhân vật được hiện lên rõ nét => nhận ra được tấm lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai

Câu 12: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

Trả lời:

  • Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản tiếng Việt tương ứng đã giúp em: biết các bước làm một bài văn tự sự, cách chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện cùng các biện pháp tu từ một cách có hiệu quả.
  • Ví dụ: Thay vì viết câu: "Mặt trời đỏ rực" thì em sẽ viết thành "Ông mặt trời vươn vai thức dậy, tỏa những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất khiến cho cả không gian bừng sáng lên một màu đỏ rực rỡ"
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com