[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau: Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà...
Trả lời:
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì gia súc đã là thú nuôi ở nhà rồi.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh” vì mọi loại chim đều có hai cánh.
[Luyện tập] Câu 2: Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau: (SGK)
Trả lời:
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng nói cuội
e. Nói trạng
[Luyện tập] Câu 3: Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ: (Truyện cười: SGK)
Trả lời:
“Rồi có nuôi được không”? => Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng.
[Luyện tập] Câu 4: Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như...
Trả lời:
- Mục đích: đảm bảo tuân thủ phương châm về chất => báo cho người nghe biết là tính chính xác của thông tin.
- Mục đích: đảm bảo phương châm về lượng, => báo cho người nghe biết đó là chủ ý người nói.
[Luyện tập] Câu 5: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào...
Trả lời:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống ai đó
- Ăn ốc nói mò: lời nói nửa vời, không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt .
- Cãi chày cãi cối: cố cãi, không chịu thừa nhận sai.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
=> Tất cả những thành ngữ trên không tuân thủ phương châm về chất.