Bài soạn siêu ngắn: Chiếc lược ngà - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Chiếc lược ngà - trang 195 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

Trả lời:

  • Tóm tắt: Sau 8 năm kháng chiến, ông Sáu trở về. Ông khao khát được gặp con nhưng lúc gặp thì bé Thu - con gái ông lại không chịu nhận cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong ảnh. Em lạnh nhạt với ông Sáu, còn ông vẫn hết mực chiều chuộng em. Khi cha phải lên đường, em mới nhận ra cha và tình cảm cha con trỗi dậy mãnh liệt. Tại căn cứ, ông tự tay làm cho con gái chiếc lược ngà, nhưng không kịp đưa tận tay con thì đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông đã nhờ bạn trao chiếc lược cho con gái.
  • Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con: khi bé Thu không nhận cha và lúc ở căn cứ anh Sáu cặm cụi làm lược tặng con nhưng không kịp trao tận tay mà đã hy sinh.

Câu 2: Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?

Trả lời:

Diễn biến tâm lý và hành động bé Thu: Khi cha về nhận con thì em ngơ ngác, sợ hãi người đàn ông lạ mặt nhận là ba và cũng sợ vết sẹo trên mặt anh Sáu. Em đối xử với ba như người xa lạ, cự tuyệt mọi quan tâm ân cần của Anh Sáu. Chỉ đến khi được bà ngoại giải thích, em mới nhận ra thì cũng là lúc ba ra đi, em buồn rầu, nghĩ ngợi xa xăm rồi cũng kịp gọi cha vào phút cuối trước khi lên đường.

=> Thu không chịu nhận ba là vì quá yêu thương ba, muốn bảo vệ người cha trong trái tim mình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, gây xúc động, tưởng như nhà văn hóa thân vào nhân vật.

Câu 3: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?

Trả lời

  • Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con gái: 
    • về nghỉ phép thì chỉ mong ngóng được gặp con. Gặp con rồi thì quan tâm, yêu thương ân cần dù bé Thu không chịu nhận cha.
    • Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con
    • Chiến đấu trên chiến trường khốc liệt vẫn không quên thực hiện lời hứa với con: tự tay tỉ mẩn làm chiếc lược ngà, còn khắc lên đó những dòng chữ đầy yêu thương. Ông luôn mang chiếc lược bên mình và gửi gắm yêu thương nỗi nhớ vào đó.
    • Trước khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu
=> ông Sáu là một chiến sĩ cách mạng quê hương đất nước, trong lòng luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực.

Câu 4: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

Trả lời

  • Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
  • Tác dụng: tạo tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

[Luyện tập] Câu 1: Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách...

Trả lời:

Khi ông Sáu mới trở về thì sợ hãi, không chịu nhận ba, ngang bướng, cự tuyệt mọi quan tâm của ba. Khi ông Sáu chuẩn bị đi thì mới hiểu ra, quyết không cho ba đi.

=> Thể hiện bản lĩnh vững vàng, yêu ghét phân minh. Em yêu người cha trong ảnh, ông Sáu trở về vì vết sẹo nên khác trong ảnh thì kiên quyết không nhận. thì Khi hiểu ra thì Thu day dứt, ân hận lại càng yêu thương ba da diết hơn.

[Luyện tập] Câu 2: Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).

Trả lời:

Tôi rất nhớ buổi sáng hôm đó, sau khi theo ngoại về nhà, hàng xóm và cả họ hàng đếm nhà tôi rất đông. Má tôi lo chuẩn bị đồ đạc, tư trang để ba chuẩn bị lên đường, ba tôi đang tiếp chuyện mọi người. Dường như chẳng ai chú ý đến sự có mặt của tôi lúc này. Tâm trí tôi lúc này rối bời, biết bao suy nghĩ đang bủa vây lấy tôi. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba nhưng không dám.
Đến giờ phút chuẩn bị lên đường, khoác ba lô trên vai, ánh mắt của ba hướng về phía tôi. Có lẽ ba cũng như tôi, rất muốn lại gần nhưng sợ tôi sẽ bỏ chạy như ngày hôm trước. Cái nhìn âu yếm, buồn đau khó tả, bao nhiêu năm qua trong ký ức non nớt của tôi vẫn ghi đậm hình ảnh đôi mắt ấy, đôi mắt buồn thương mênh mông. Không thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, tôi thét lên : “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình. Mình hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mình nữa. Rồi tay tôi giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mãi, mình mới cho ba đi. Tôi đâu ngờ rằng, lần gặp đó cũng là lần gặp sau cuối của tôi với ba. Dù đi xa nhưng những kí ức về ba và chiếc lược ngà sẽ đi theo tôi đến suốt cuộc đời.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com