Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Chiếc lược ngà

Soạn bài: Chiếc lược ngà - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chiếc lược ngà cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 

Câu 2: Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?

Câu 3: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?

Câu 4: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

Luyện tập

Câu 1: Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.

Câu 2: Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà.

Câu 2: Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

II. Soạn bài siêu ngắn: Chiếc lược ngà

Câu 1: Tóm tắt cốt truyện của đoạn trích: Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con:

  Thứ nhất, khi bé Thu không nhận cha. Vì cuộc kháng chiến mà người cha đi biền biệt suốt tám năm, từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. 

  Thứ hai, khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.

Câu 2: Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng:

  Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng.

  Bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình.

  Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba.

Qua đó, người đọc càng thêm xúc động về tình cha con. Thu không chịu nhận ba bởi vì rất yêu ba, người ba trong tiềm thức, suy nghĩ của bé Thu không hề giống với người ba thực tại. => Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện.

Câu 3: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con gái được thể hiện qua các chi tiết:

  Ông chạy đến ôm bé Thu vào lòng.

  Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con.

  Vô cùng hối hận khi đánh con và trước lúc hi sinh ông vẫn giữ lời hứa nhờ bạn trao giúp chiếc lược cho Thu.

  Qua đó ta thấy ông Sáu luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực.

  Khi vào chiến trường, ông vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược.

Câu 4: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.

Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng: tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Câu 1: Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu là:  

  • Bé ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé.
  • Khi nhận ra ba thì tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi

=> Hai hành động trái ngược đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi. 

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu (lời kể bé Thu)

Bài viết tham khảo

Tôi rất nhớ buổi sáng hôm đó, sau khi theo ngoại về nhà, hàng xóm và cả họ hàng đếm nhà tôi rất đông. Má tôi lo chuẩn bị đồ đạc, tư trang để ba chuẩn bị lên đường, ba tôi đang tiếp chuyện mọi người. Dường như chẳng ai chú ý đến sự có mặt của tôi lúc này. Tâm trí tôi lúc này rối bời, biết bao suy nghĩ đang bủa vây lấy tôi. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba nhưng không dám.

Đến giờ phút chuẩn bị lên đường, khoác ba lô trên vai, ánh mắt của ba hướng về phía tôi. Có lẽ ba cũng như tôi, rất muốn lại gần nhưng sợ tôi sẽ bỏ chạy như ngày hôm trước. Cái nhìn âu yếm, buồn đau khó tả, bao nhiêu năm qua trong ký ức non nớt của tôi vẫn ghi đậm hình ảnh đôi mắt ấy, đôi mắt buồn thương mênh mông. Không thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, tôi thét lên : “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình. Mình hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mình nữa. Rồi tay tôi giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mãi, mình mới cho ba đi. Tôi đâu ngờ rằng, lần gặp đó cũng là lần gặp sau cuối của tôi với ba. Dù đi xa nhưng những kí ức về ba và chiếc lược ngà sẽ đi theo tôi đến suốt cuộc đời.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà:

  Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ

  Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu

Bài viết tham khảo

Những ngày phép ngắn ngủi về thăm nhà của tôi cũng đã kết thúc, tôi phải trở lại chiến trường để tiếp tục chiến đấu. Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Thu – con gái tôi cũng theo bà ngoại về nhà. Tôi phải lo tiếp khách nên không chú ý đến con. Vợ tôi thì lo chuẩn bị đồ đạc, xếp cẩn thận từng chiếc áo cho tôi mang đi. Con gái tôi như bị bỏ rơi, nó đứng ở góc nhà và cứ nhìn mọi người đang vây quanh tôi. Thời gian nhanh chóng trôi qua, đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, tôi mới đưa mắt nhìn con, nó vẫn đứng ở góc nhà. Lòng tôi buồn rười rượi, tràn ngập nỗi thương con, vì chiến tranh xa cách mà con không nhận ra cha. Tôi muốn lại gần mà ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó sợ hãi, giẫy lên mà bỏ chạy nên chỉ dám đứng nhìn với tất cả tình yêu thương dành cho nó. Nhưng thật lạ lùng và đầy bất ngờ với tôi và mọi người xung quanh, con gái tôi bỗng thét lên tiếng mà tôi chờ đợi suốt bao năm qua:”Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của con như tiếng xé, xé tan cả ruột gan tôi. Vừa thét nó vừa chạy thót lên ôm chặt cổ tôi, vừa ôm tôi con vừa khóc. Tôi bế nó lên, nó hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài bên má tôi. Lúc này, bà ngoại mới kể cho tôi biết lí do vì sao không nhận cha và bà đã giải thích cho con gái tôi hiểu về vết thẹo tôi bị bọn Tây bắn. Không ghìm được xúc động, những giọt nước mắt tôi lăn trào trên má. Một tay ôm con, một tay tôi rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con. Tôi âu yếm nói với con: ”Ba đi rồi ba về với con”. Bé Thu hét lên không đồng ý và siết chặt lấy tôi, từng vết dao như cứa vào trái tim tôi. Đến giờ phải đi mà lòng tôi không muốn rời bước, con bé mếu máo và dặn tôi mua cho con chiếc lược. Tôi tự nhủ sẽ tự tay làm một chiếc lược thật đẹp dành tặng cho con gái yêu của mình.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu

Bài văn tham khảo

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chiếc lược ngà

Câu 1: Tóm tắt:

Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái.  Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. 

Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu.

Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu: Khi bé Thu không nhận ra cha vì không giống trong hình và khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược nhưng chưa kịp trao cho con thì anh đã hi sinh.

Câu 2: Những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng là: Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Sau đó bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình và khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba.

=> người đọc càng thêm xúc động về tình cha con qua những diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thật xúc động. 

Câu 3: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu chính là cái ôm con lúc mới gặp, vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con dù con không nhận ra mình, vô cùng hối hận khi đánh con và vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược khi vào chiến trước, cuối cùng trước lúc ra đi lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu.

=> Qua những chi tiết trong truyện, có thể thấy ông Sáu là một chiến sĩ cách mạng tha thiết tình yêu quê hương đất nước, dù nhiệm vụ chiến đấu gian nan nhưng trong lòng luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực.

Câu 4: Trong nhân vật xưng “tôi”, đó là người bạn thân của ông Sáu, truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Câu 1: Hành động trái ngược của bé Thu đối với ông Sáu là Bé ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba và sau khi nhận ra ba thì tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi => sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi.

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu (lời kể bé Thu)

Bài viết tham khảo

Ngày tôi nhận ra ba cũng là ngày ông tiếp tục đi ra nơi chiến trường chiến đấu. Tâm trí tôi lúc này rối bời, biết bao suy nghĩ đang bủa vây lấy tôi. Tôi rất nhớ buổi sáng hôm đó, sau khi theo ngoại về nhà, hàng xóm và cả họ hàng đếm nhà tôi rất đông. Má tôi lo chuẩn bị đồ đạc, tư trang để ba chuẩn bị lên đường, ba tôi đang tiếp chuyện mọi người. Dường như chẳng ai chú ý đến sự có mặt của tôi lúc này. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba nhưng không dám.

Lúc ba chuẩn bị đi, tôi luôn muốn nói với ba rằng tôi yêu ba. Cái nhìn âu yếm, buồn đau khó tả, bao nhiêu năm qua trong ký ức non nớt của tôi vẫn ghi đậm hình ảnh đôi mắt ấy, đôi mắt buồn thương mênh mông. Không thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, tôi thét lên : “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình. Mình hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mình nữa. Rồi tay tôi giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Tôi tự nhũ rằng “Nhất định ba sẽ về, sẽ trao tận tay con cây lược”. Tôi yêu ba tôi rất nhiều.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà: chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ của bé Thu và là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng của ông Sáu.

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu

Bài viết tham khảo

Đã đến lúc trở lại chiến trường tiếp tục chiến đấu. Thế là tui phải xa đứa con gái bẻ bỏng của tôi. Sáng hôm đó phải lo tiếp khách nên không chú ý đến con.  Vợ tôi thì lo chuẩn bị đồ đạc, xếp cẩn thận từng chiếc áo cho tôi mang đi. Con gái tôi như bị bỏ rơi, nó đứng ở góc nhà và cứ nhìn mọi người đang vây quanh tôi.  Lòng tôi buồn rười rượi, tràn ngập nỗi thương con, vì chiến tranh xa cách mà con không nhận ra cha. Thời gian nhanh chóng trôi qua, đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, tôi mới đưa mắt nhìn con, nó vẫn đứng ở góc nhà. Tôi muốn lại gần mà ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó sợ hãi sau đó tôi nghe tiếng ”Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của con như tiếng xé, xé tan cả ruột gan tôi. Vừa thét nó vừa chạy thót lên ôm chặt cổ tôi, vừa ôm tôi con vừa khóc. Tôi bế nó lên, nó hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài bên má tôi. Lúc này, bà ngoại mới kể cho tôi biết lí do vì sao không nhận cha và bà đã giải thích cho con gái tôi hiểu về vết thẹo tôi bị bọn Tây bắn. Cuối cùng thì bé Thu – con gái yêu đã nhận ra tôi. Tôi rất vui mừng,  Thu hôn lên má tôi và hôn cả vết sẹo của tôi. Tôi sẽ nhớ mãi khoảnh khắc này. Thu à ba yêu con, tôi sẽ tặng cho con gái một chiếc lược.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu

Bài văn tham khảo

Chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ của bé Thu và là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng của ông Sáu. Có thể nói truyện đã nói lên tình cảm sâu đậm của hai cha con. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Qua câu chuyện đã khiến người đọc cảm động về tình cha con của ông Sáu và bé Thu.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chiếc lược ngà

Câu 1: Đoạn trích được tóm tắt qua các giai đoạn:

1. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, mong muốn được về nhà thăm con nhưng khi về nhà thì bé Thu – con ông không nhận ra cha. => Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu

2. Trong thời gian ông Sáu ở nhà bé Thu xem ông Sáu như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu.

3. Ông Sáu làm cho bé Thu chiếc lược ngà tại chiến khu nhưng chưa kịp trao tay thì đã hi sinh nơi chiến trường. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái. => Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu.

Câu 2: Ta thấy câu chuyện sâu sắc, tinh tế và logic. Qua diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng ta thấy được tình cảm của 2 cha con khiến cho người đọc xúc động:

  Đầu tiên, Bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. 

  Sau đó, bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình.

  Cuối cùng, Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba.

Câu 3: Ta thể thấy ông Sáu là một chiến sĩ cách mạng xa nhà nhưng trong lòng luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực, qua những chi tiết sau đây:

=> Về nghỉ phép, muốn được gặp con, ôm con vào lòng

      Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm con

      Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con và luôn nhớ làm tặng con chiếc lược ngà, trước lúc ra đi ông vẫn luôn nhớ về điều đó.

Câu 4: Truyện được trần thuật lại qua lời người bạn thân của ông Sáu

=> Kể theo ngôi thứ nhất. Với cách kể này tạo cho câu chuyện:

  Tính khách quan, chân thực.

  Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Luyện tập

Câu 1: Hành động trái ngược của bé Thu đối với ông Sáu:

  Trước khi nhận ra ba => ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba 

  Sau khi nhận ra ba => tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi 

=> Đó là hành động trái ngược thể hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh của đứa bé 8 tuổi.

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu (lời kể bé Thu)

Bài viết tham khảo

Đến giờ tôi vẫn còn nhớ cái ngày định mệnh đó, ngày tôi nhận ra ba cũng chính là lúc ông phải chuẩn bị lên đường. Má tôi lo chuẩn bị đồ đạc, tư trang để ba chuẩn bị lên đường, ba tôi đang tiếp chuyện mọi người. Mọi người đều vây bên ba tôi để chúc thượng lộ bình an. Tôi rất muốn nói với ba rằng tôi yêu ba nhung không có can đảm.

Có lẽ ba cũng như tôi, rất muốn lại gần nhưng sợ tôi sẽ bỏ chạy như ngày hôm trước. Đến giờ phút chuẩn bị lên đường, khoác ba lô trên vai, ánh mắt của ba hướng về phía tôi. Tôi vừa khóc vừa hét lên “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Mình vừa khóc, vừa hôn khắp nơi trên khuôn mặt ba mình. Mình hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mình nữa. Rồi tay tôi giữ ghì chặt cổ ba, chân cấu lấy người ba, mình không cho ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mãi, mình mới cho ba đi. Tôi đâu ngờ rằng, lần gặp đó cũng là lần gặp sau cuối của tôi với ba.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Chiếc lược ngà là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

=> kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ (Bé Thu) và bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng (Ông sau)

Câu 2: Cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu

Bài viết tham khảo

Thời gian trôi qua nhanh quá, mấy ngày phép đã hết, tôi lại tiếp tục chiến đấu. Tôi phải xa bé Thu và gia đình. Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Thu – con gái tôi cũng theo bà ngoại về nhà. Tôi phải lo tiếp khách nên không chú ý đến con. Vợ tôi thì lo chuẩn bị đồ đạc, xếp cẩn thận từng chiếc áo cho tôi mang đi. Con gái tôi như bị bỏ rơi, nó đứng ở góc nhà và cứ nhìn mọi người đang vây quanh tôi. Thời gian nhanh chóng trôi qua, đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, tôi mới đưa mắt nhìn con, nó vẫn đứng ở góc nhà. Lòng tôi buồn rười rượi, tràn ngập nỗi thương con, vì chiến tranh xa cách mà con không nhận ra cha. Tôi muốn lại gần mà ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó sợ hãi, giẫy lên mà bỏ chạy nên chỉ dám đứng nhìn với tất cả tình yêu thương dành cho nó. Nhưng thật lạ lùng và đầy bất ngờ với tôi và mọi người xung quanh, con gái tôi bỗng thét lên tiếng mà tôi chờ đợi suốt bao năm qua:”Ba…a…a…ba!”. Tiếng kêu của con như tiếng xé, xé tan cả ruột gan tôi. Vừa thét nó vừa chạy thót lên ôm chặt cổ tôi, vừa ôm tôi con vừa khóc. Tôi bế nó lên, nó hôn lên tóc, lên cổ và cả vết thẹo dài bên má tôi. Lúc này, bà ngoại mới kể cho tôi biết lí do vì sao không nhận cha và bà đã giải thích cho con gái tôi hiểu về vết thẹo tôi bị bọn Tây bắn. Không ghìm được xúc động, những giọt nước mắt tôi lăn trào trên má. Một tay ôm con, một tay tôi rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con. Tôi âu yếm nói với con: ”Ba đi rồi ba về với con”. Thấy bé Thu như vậy tôi thật sự xúc động lắm, tôi sẽ nhớ con lắm. Và tôi đã hứa sẽ tặng Thu một chiếc lược ngà thật đẹp.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu

Bài viết tham khảo

Chiếc lược ngà đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt. . Qua diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng ta thấy được tình cảm của 2 cha con khiến cho người đọc xúc động. Trong thời gian ông Sáu ở nhà bé Thu xem ông Sáu như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Chiếc lược ngà là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Câu chuyện đã cho ta thấy tình cảm cha con thiêng liêng cao cả đến mức nào qua diễn biến tâm lí của cả 2 nhân vật.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 bài Chiếc lược ngà

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com