Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Cố hương

Soạn bài: Cố hương - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Cố hương cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Câu 2: Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Câu 3: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Câu 4: Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?

Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật

Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

Câu 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?

II. Soạn bài siêu ngắn: Cố hương

Câu 1: Truyện có thể chia thành bố cục 3 phần:

  Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.

  Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.

  Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Câu 2: Các nhân vật xuất hiện trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.

  Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) - người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ

  Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ: 

  • Nghệ thuật so sánh.
  • Nghệ thuật đối lập tương phản.

Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác:

  • Thím Hai Dương: Người đàn bà này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, lưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc.
  • Cảnh vật quê hương: quê hương của hiện tại đã thay đổi “thê lương tàn tạ, giữa quang cảnh của trời đông u ám”

=> Qua cách miêu ta ta thấy thái độ buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người và nhen nhóm những niềm hi vọng và ước mơ về một sự thay đổi.

Câu 4: Phương thức biểu đạt trong ba đoạn văn như sau:

“Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đây chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”:  phương thức tự sự, thông qua đó tác giả thể hiện quan hệ gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.

 “Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông”:  phương thức miêu tả, chủ đích của tác giả là làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách.

 “Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi”: phương thức lập luận, qua đó tác giả thể hiện những suy ngẫm , trăn trở của mình về cuộc sống.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

Giá trị nội dung: phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Giá trị nghệ thuật: 

  • Bố cuc chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
  • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Câu 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê:

Giống nhau: đều bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm vì làng xóm tiêu điều, xơ xác

Khác nhau:

  • Trên đường về quê: niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương.
  • Lúc rời quê: niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.

III. Soạn bài ngắn nhất: Cố hương

Câu 1: Truyện gồm 3 phần: Đầu tiên là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi” (Từ đầu đến “làm ăn sinh sống”), tiếp theo nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật (Tiếp đến “mang đi sạch trơn”) và phần còn lại là những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Câu 2: Trong các nhân vật người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh thì Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) là 2 nhân vật chính. Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Câu 3: Để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là nghệ thuật so sánh và đối lập tương phản. Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác là Thím Hai Dương ( hợm hĩnh, l¬ưu manh, bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc) và cảnh quê hương của hiện tại đã thay đổi.

Qua cách miêu tả của tác giả đã thể hiện thái độ buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người nhen nhóm về một xã hội mới tốt đẹp hơn cho con người.

Câu 4: Tác giả đã dùng các phương thức biểu đạt:

  Phương thức tự sự => Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đây chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”.

  Phương thức miêu tả =>  “Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông”.

  Phương thức lập luận =>  “Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. 

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX, qua đó tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc.

Truyện Cố hương có bố cuc chặt ,sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo.

Câu 2: Cảm xúc và suy nghĩ đã có sự khác nhau khi trên đựờng về quê và lúc rời quê của nhân vật “Tôi”. Nhân vật luôn bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng vì quê hương. Thế như trên đường về là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương còn lúc rời đi là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội.

IV. Soạn bài cực ngắn: Cố hương

Câu 1: Truyện gồm 3 phần như sau:

1. Hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”. => Từ đầu đến “làm ăn sinh sống”

2. Hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật. => Tiếp đến “mang đi sạch trơn”

3. Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi => phần còn lại.

Câu 2: 

  Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh => tất cả nhân vật

  Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn)  => nhân vật chính

  Tôi (anh Tấn) => nhân vật trung tâm (thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ).

Câu 3: 

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, đối lập tương phản =>  nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.

Thím Hai Dương, Cảnh vật quê hương thay đổi cho thấy sự thay đổi khác của những con người và cảnh vật ở cố hương ngoài Nhuận Thổ. => buồn bã, xót xa, đau đớn và nhen nhóm những niềm hi vọng và ước mơ về ngày mai tốt đẹp hơn.

Câu 4: Các phương thức sử dụng trong 3 đoạn: phương thức tự sự (…không hề gặp mặt nhau nữa), phương thức miêu tả (…vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông), phương thức lập luận (…Người ta đi mãi thì thành đường thôi).

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung => bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc và đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Nghệ thuật => bố cuc chặt chẽ, các thủ pháp nghệ thuậthồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo.

Câu 2: Trên đường về quê:  Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương.

Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thìa, chua xót  vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai.

Tìm kiếm google: soạn văn 9 ngắn nhất bài cố hương, soan van 9 cuc ngan, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com