Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

Câu 2: Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga

Câu 3: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thê nào? Hãy phân tích điéu đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng

Câu 4: Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?

Câu 5: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?

Luyện tập

Câu 1: Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga),

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

II. Soạn bài siêu ngắn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1: Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. Đây là kiểu kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. 

  Truyện có giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. Truyện kết thúc có hậu.

  Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2: Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng và trọng lễ nghĩa đạo lí.

Những phẩm chất qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:

  • Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh: so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương), “Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha” chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân.
  • Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại.

Câu 3: Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:

  Người con gái gia giáo, nền nếp, là người con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ.

  Là một cô gái dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường.

  Là người ân nghĩa thuỷ chung, mong muốn được báo đáp ơn nghĩa với người có công cứu mạng.

Câu 4: Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói

  Hành động của Vân Tiên dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn.

  Hành động của Nguyệt Nga thì e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ.

  Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian.

Câu 5: Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích:

  Mang đậm màu sắc Nam Bộ: tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp.

  Sử dụng ngôn ngữ  mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.

Luyện tập

Câu 1: Phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga):

  Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga và Kim Liên.

  Phong Lai: lời lẻ ngông nghênh, kẻ cả

  Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung:

Giá trị hiện thực:

  • Lên án cái ác, cái xấu trong xã hội
  • Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc
  • Chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân

Giá trị nhân đạo:

  • Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội
  • Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy
  • Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp

Giá trị nghệ thuật: 

  • Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói
  • Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ
  • Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

III. Soạn bài ngắn nhất: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1: Kết cấu của truyện là kiểu kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. (được kết cấu theo trình tự thời gian): Truyện có giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. => Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2: Qua đoạn trích ta thấy Lục Vân Tiên thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương), giữa đường thấy sự chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân và khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại.

Câu 3: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn chính là một người con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ, là người gia giáo, nền nếp, dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường và đặc biệt nàng là người ân nghĩa thuỷ chung (khi được Vân Tiên giúp thoát khỏi bọn cướp, thái độ của nàng rất kính trọng và đầy hàm ơn).

Câu 4: Trong đoạn trích này, 2 nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ và lời nói. Hành động của Vân Tiên dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn. Còn hành động của Nguyệt Nga thì e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ => Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian.

Câu 5: Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích cho ta thấy được màu sắc Nam Bộ rõ nét. Đó chính là tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp và ngôn ngữ  mộc mạc, bình dị, gần gũi.

Luyện tập

Câu 1: Đoạn trích có 3 nhân vật: Vân Tiên, Phong Lai, Nguyệt Nga, mỗi nhân vật có một sắc thái riêng trong lời thoại: Vân Tiên thì thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn (đối với Nguyệt Nga và Kim Liên). Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả. Nguyệt Nga thì sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung đoạn trích: Tác phẩm đã lên án cái ác, cái xấu trong xã hội về thói gian ác, bất công, những kẻ bất nghĩa bất nhân (Giá trị hiện thực) và Đề cao đạo lí làm người, xem trọng tình nghĩa, khát vọng hướng tới công bằng, lẻ phải và những điều tốt đẹp (Giá trị nhân đạo).

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị và mang màu sắc địa phương Nam bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

IV. Soạn bài cực ngắn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1: Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của Truyện cổ tích 

=> Kết cấu theo trình tự thời gian: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. 

=> Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa là kết thúc có hậu.

Câu 2: Những phẩm chất của Lục Vân Tiên được thể hiện qua: 

So sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang => tính cách anh hùng, tài năng.

Chàng cứu Kiều Nguyệt Nga nhưng khi thấy nàng định ra trả ơn chàng đã ngăn lại => tấm lòng cao thượng.

Câu 3: Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện:

Người con gái của gia đình => gia giáo, nền nếp, hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ.

Người con gái có tính cách đẹp => ân nghĩa thuỷ chung, khi được Vân Tiên giúp thoát khỏi bọn cướp, thái độ của nàng rất kính trọng chàng.

Câu 4: Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian. Qua hành động, cử chỉ, lời nói ta thấy được nét tính cách của 2 nhân vật:

  Lục Vân Tiên => dũng cảm, mạnh mẽ, dứt khoát, thẳng thắn

  Nguyệt Nga => e dè kính cẩn, dịu dàng, nhỏ nhẹ.

Câu 5: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ  mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ, nó được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói. =>  ngôn ngữ đặc sắc của tác giả trong đoạn thơ trích.

Luyện tập

Câu 1: Mỗi nhân vật trong đoạn trích có một sắc thái riêng trong lời thoại:

Đối với Lục Vân Tiên, ta thấy có 2 sắc thái:

  • Mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn đối với Phong Lai
  • Nhẹ nhàng thẳng thắn với Nguyệt Nga và Kim Liên.

Đối với Phong Lai, ta thấy hắn là người ngông nghênh

Đối với Nguyệt Nga, nàng là người dịu dàng, đoan trang 

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:

Về nội dung: giá trị hiện thực và nhân đạo

  Tác phẩm đã lên án cái ác, cái xấu, sự gian ác, bất công, bội bạc, bất nghĩa, bất nhân => Giá trị hiện thực

  Đề cao đạo lí làm người, xem trọng tình nghĩa, tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp => Giá trị nhân đạo

Về nghệ thuật: Xây dựng nhân vật và ngôn ngữ

  Xây dựng nhân vật => qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm

  Mang màu sắc Nam Bộ => tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương (mộc mạc, bình dị).

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 siêu ngắn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, soạn văn 9 ngan nhat

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com