Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Hoàng Lê nhất thống chí

Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Hoàng Lê nhất thống chí cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục đoạn trích

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Câu 4: Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.

Luyện tập

Câu 1: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 2: Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

II. Soạn bài siêu ngắn: Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1: Đại ý và bố cục đoạn trích:

  Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788).”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

  Đoạn 2: “…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

  Đoạn 3: còn lại: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ:

  Tài dụng binh chiêu quân: cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc.

  Tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài tình: Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc tiêu diệt giặc.

  Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay.

Câu 3:  Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

  Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”  sau đó “Chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chống trả”.

  Tướng Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ.

  Vua tôi Lê Chiêu Thống Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh, tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông.

Câu 4: Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích:

  Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

  Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Luyện tập

Câu 1: Đoạn văn tham khảo 

Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón xin chịu tội. Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân, hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc. Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Khi đến sông Thanh Quyết, quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt, vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi. Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người. Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, vũ khí bị quân ta lấy hết. Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao. Tiến vào trận Ngọc Hồi, vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau, dàn trận thành chữ nhất. Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau, đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi. Quân ta khí thế ngút trời, ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù. Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào. Nhân có gió bắc, quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn, mất tinh thần. Nhưng đúng lúc ấy, trời lại nổi gió nam, thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ, tự làm hại mình. Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước. Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, cầm dao ngắn xông lên chém bừa, những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Tiếng gươm giáo va nhau, tiếng người vang đội, tiếng hò hét vang trời. Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh, tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng, xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: 

Nội dung:

  Lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

  Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh.

  Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Nghệ thuật:

  Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

  Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

  Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

  Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể.

Câu 2: 

  Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả => tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

  Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ => ngậm ngùi, chua xót, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống

III. Soạn bài ngắn nhất: Hoàng Lê nhất thống chí 

Câu 1: Bố cục đoạn trích được chia làm 3 phần: “từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788).” (Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc); “…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…” (cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh) và đoạn còn lại (Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống)

Câu 2: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ: “cuộc hành quân thần tốc”, “ Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc”, “lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc” 

=> Hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 3: Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống và sự  bại của quân tướng nhà Thanh là lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”, “không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chông trả” (Tướng nhà Thanh) và Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông (Vua Lê Chiêu Thống).

Câu 4: Tác giả thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức qua “Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống”.

Luyện tập

Câu 1: Các ý chính tham khảo

  Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân

  Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón xin chịu tội. Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân, hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng.

  Chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc.

  Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước

  Khi đến sông Thanh Quyết, quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt, vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì.

  Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi. Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi.

  Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, vũ khí bị quân ta lấy hết. => chiếm được thành Hà Hồi 

  Đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi. Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào.

  Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước.

  Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại. 

  Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành.

=> Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung: lịch sử hào hùng của dân tộc ta,  tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

           Nghệ thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả, Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi, kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, miêu tả hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 2: Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau, cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhanh, mạnh, hối hả (hả hê, sung sướng), vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi (ngậm ngùi, chua xót)

IV. Soạn bài cực ngắn: Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1: Bố cục 3 phần:

1. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc (từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788)”)

2. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh  (“…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”)

3. Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống

Câu 2: Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần, là một người đóng góp công lao vô cùng to lớn cho đất nước.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân cho thấy sự thất bại, bất tài, hèn nhát cùng tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống khi phải cướp cả thuyền của dân mà qua sông, tháo chạy thục mạng.

Câu 4: Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện => gợi tả sự tán loạn, tan tác…

Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn => toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Luyện tập

Câu 1: Bài văn tham khảo

Sau khi nghe tin xong thì tức giận lắm, ông giận đến nỗi mắt ông có thể đốt cháy mọi vật. Ông họp các tướng sĩ lại và tự mình thân chinh đi đánh giặc. Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Quang Trung hạ lệnh xuất quân, tự mình đốc suất binh lính. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt toàn bộ quân địch, không để cho tên nào chạy thoát nên những đạo quân Thanh đóng ở Thăng Long và Ngọc Hồi không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng 3 Tết, sau khi đi được hai ngày ba đêm thì đã tới làng Ngọc Hồi. Mờ sáng ngày mồng 5, quân ta tiến sát đến Hà Hồi. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng hai mươi vạn quân tinh nhuệ . Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào.

Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại.  Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành. Tôn Sĩ Nghị nghe tin cấp báo thì bàng hoàng mất vía, thật là tướng từ trên trời rơi xuống, quân chui dưới đất lên. Sợ mất mặt, Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ trốn quân sĩ nghe tin thì hoảng hốt tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung và nghệ thuật

  Nội dung => lịch sử hào hùng, hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

  Nghệ thuật => Kể chuyện xen kẽ miêu tả, Khắc họa hình tượng, kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, miêu tả hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 2: Tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm. Vì vậy đã miêu tả cuộc tháo chạy khác nhau:

  Quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh => hả hê

  Vua tôi Lê Chiêu Thống: chậm rãi hơn => ngậm ngùi, chua xót

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 bài Hoàng Lê nhất thống chí

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net