Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?

b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật  dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.

c. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Câu 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng

а. Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?

b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Luyện tập

Câu 1: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (Buồn trông cửa bể chiều hôm...Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích

Câu 2: Phân tích tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 3: Từ tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, em hãy viết một đoạn văn nêu những suy nghĩ về chữ hiếu trong xã hội ngày nay.

II. Soạn bài siêu ngắn: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:Không gian: lầu Ngưng Bích được mở ra rất nhiều chiều theo cái nhìn của nhân vật từ trên cao xuống. Trên trời vầng trăng vằng vặc, trăng như gần hơn và với nàng bây giờ chỉ có trăng là bầu bạn Không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người.

  • Thời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya) chỉ có một mình nàng thui thủi cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận.
  • Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh trơ trợ bị giam hãm, mất tự do, cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Sau đó là nhớ về cha mẹ. Bởi vì nàng cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình mà nàng đã không giữ đúng lời thề hẹn với chàng Kim,  kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau).

b. Cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều rất khác nhau:

  • Nỗi nhớ Kim Trọng: nhớ lời thề ước dưới trăng,thể hiện sự dằn vặt, đau khổ của nàng khi phải chia tay với Kim Trọng.
  • Nỗi nhớ cha mẹ: thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc, ân hận mình đã phụ công sinh thành của cha mẹ

c. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

Câu 3: a. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:

Cánh buồm nhỏ cuối trời xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biến đời mênh mông không biết đi đâu về đâu.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?

Cánh hoa bị vùi dập tan tác như cuộc đời nàng đang bị vùi dập bởi sóng gió của cuộc đời.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Nội cỏ tàn phai héo úa hay cuộc đời nàng từ nay bắt đầu bước vào chuỗi ngày héo úa tàn phai.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Mặt duềnh cuộn sóng hay chính là sóng gió cuộc đời đen tối đang bủa vây người con gái nhỏ bé tội nghiệp.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. Cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối: 

  “Buồn trông” lặp lại bốn lần thể hiện nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, tâm trạng cô đơn, sầu nhớ.

  Sử dụng rất nhiều từ láy: xa xa, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.. làm cho ý thơ trầm xuống, toả lan ra, như tô điểm thêm cho không gian mờ mịt, xa xăm

Luyện tập

Câu 1: Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Là bút pháp thông qua việc miêu tả cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống xung quanh) để khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua tám câu thơ cuối:

Tả cảnh: 

Hình ảnh những con thuyền với cánh buồm no căng gió tấp nập qua lại ở cửa biển, dưới chân lầu Ngưng Bích, nơi Kiều bị giam lỏng.

Hình ảnh của dòng nước đổ từ trên cao xuống dưới thấp.

Cánh đồng cỏ ngút ngàn trải dài đến tận cuối con đường nhưng không còn là đồng cỏ tràn đầy sức sống.

Những con gió lớn làm cuộn dòng nước tạo thành những con sóng liên tiếp nhau tấp vào bờ.

Tả tình: 

Nỗi buồn thương, nỗi nhớ nhà và khao khát được trở về nhà của Kiều.

Kiều xót thương cho số phận của mình

Nỗi buồn rầu, đau khổ của Kiều khi biết mình bị lừa bán vào tay những kẻ buôn người.

Sự lo lắng cho thân phận của mình trước những sóng gió của cuộc đời.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung: Miêu tả cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Nghệ thuật:

  Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc

  Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

Câu 2: Tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ: 

  • Gia đình lâm vào tai họa bất ngờ, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man nên Kiều phải bán mình chuộc cha. 
  • Kiều vẫn luôn mang trong mình nỗi nhớ gia đình.
  • Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái.
  • Kiều luôn ngóng trông về quê nhà xa xôi, luôn nghĩ về gia đình.

Câu 3: Bài văn tham khảo

Muôn đời vẫn vậy, chữ hiếu vẫn luôn được đề cao trong xã hội. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha, là sự tôn kính, lắng nghe, trân trọng tình cảm của đấng sinh thành với bản thân mình. Tấm lòng đó phải xuất phát từ tận đáy lòng người con, người cháu, là sự thấu hiểu và biết ơn với công lao sinh thành dưỡng dục mà cha mẹ đã hi sinh cho mình. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động giản dị thường ngày như lời hỏi thăm cha mẹ khi trở về nhà, là chiếc khăn tặng ông bà khi trời trở gió, là chén trà lấy cho cha sau bữa cơm chiều, là sự cố gắng học hành để thấy được nụ cười vui của những người thân yêu… Chúng ta cần đối xử hiếu thảo với ông bà cha mẹ, từ những hành động quan tâm, chăm sóc hàng ngày để tình cảm gia đình càng bó keo sơn. Bởi thời gian trôi đi chẳng chờ đợi ai, sự sống chỉ là hữu hạn, hãy yêu thương chân thành và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho những người thân yêu khi còn có thể bạn nhé.

III. Soạn bài ngắn nhất: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Đặc điểm không gian và thời gian trước lầu Ngưng Bích với Không gian được mở ra rất nhiều chiều (trên trời vầng trăng vằng vặc, không gian bao la bát ngát) gợi lên sự mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người. Thời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya) cho thấy sự cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều đầu tiên là với Kim Trọng, sau đó là cha mẹ (đối với Kim Trọng kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau, cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình)

Nỗi nhớ Kim Trọng là nhớ lời thề ước dưới trăng (sự dằn vặt, đau khổ). Còn nỗi nhớ cha mẹ là không được chăm sóc cha mẹ ( ân hận, thương xót) => Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

Câu 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng với việc sử dụng  bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cánh buồm nhỏ cuối trời xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biến đời mênh mông không biết đi đâu về đâu, Cánh hoa bị vùi dập tan tác như cuộc đời nàng đang bị vùi dập bởi sóng gió của cuộc đời, Nội cỏ tàn phai héo úa hay cuộc đời nàng từ nay bắt đầu bước vào chuỗi ngày héo úa tàn phai, Mặt duềnh cuộn sóng hay chính là sóng gió cuộc đời đen tối đang bủa vây người con gái nhỏ bé tội nghiệp.

Nghệ thuật điệp ngữ “Buồn trông” (lập lại 4 lần) => tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.Từ láy “xa xa, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm” => sự hãi hùng, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió đang chờ đợi Kiều ở phía trước.

Luyện tập

Câu 1: Bút pháp tả cảnh ngụ tình:  miêu tả cảnh vật để từ khắc khọa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: Hình ảnh những con thuyền với cánh buồm no căng gió tấp nập qua lại ở cửa biển, hình ảnh của dòng nước đổ từ trên cao xuống dưới thấp, cánh đồng cỏ ngút ngàn trải dài đến tận cuối con đường nhưng không còn là đồng cỏ tràn đầy sức sống hay những con gió lớn làm cuộn dòng nước tạo thành những con sóng liên tiếp nhau tấp vào bờ => Những hình ảnh cho thấy tâm trạng nhớ nhà, xót thương cho số phận của mình, nỗi buồn khi biết mình rơi vào tay kẻ xấu và sự lo lắng cho thân phận tương lai.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích khắc họa tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của Kiều và lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng. Với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc và bút pháp tả cảnh ngụ tình

Câu 2: Tấm lòng hiểu thảo của Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thật đáng ngưỡng mộ

=> Kiều phải bán mình chuột cha khi gia đình gặp tai họa bất ngờ, dù trong hoàn cảnh nào thì Kiều cũng luôn nhớ mình cha mẹ, luôn mong muốn được về đoàn tụ với gia đình và ngày đêm mong cho cha mẹ được bình an, luôn hướng về nơi quê nhà lo lắng, xót thương cho bậc sinh thành.

Câu 3: Bài văn tham khảo

Hiếu thảo là truyền thống đạo lí ngàn đời mà cha ông ta vẫn lưu giữ và truyền lại cho con cháu qua biết bao thế hệ. Đó như một di sản vô cùng quý giá của dân tộc ta. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Cũng như ta thấy trong tác phẩm Truyện Kiều, tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều chính là Kiều phải bán mình chuột cha khi gia đình gặp tai họa bất ngờ, dù trong hoàn cảnh nào thì Kiều cũng luôn nhớ mình cha mẹ, luôn mong muốn được về đoàn tụ với gia đình và ngày đêm mong cho cha mẹ được bình an, luôn hướng về nơi quê nhà lo lắng, xót thương cho bậc sinh thành. Chính vì vậy hãy thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống.

IV. Soạn bài cực ngắn: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Cảnh lầu Ngưng Bích rất hữu tình thơ mộng, nhưng hoang vắng rợn ngợp thiếu hơi ấm con người, đúng như tên gọi của nó, khoá xuân nơi giam hãm tuổi xuân của con người. 

=> Không gian lầu Ngưng Bích được mở ra rất nhiều chiều bao la, bát ngát nhưng hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người.

Câu 2: Kiều nhớ đến Kim Trọng trước khi nhớ đến cha mẹ:

  • Đối với Kim Trọng kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau
  • Kiều cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình mà nàng đã không giữ đúng lời thề hẹn với chàng Kim.

Cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều rất khác nhau:

  • Nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng.
  • Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc.

=> dù Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

 Câu 3: Tám câu thơ cuối đoạn trích:

“Buồn trông cửa…buồn xa xa?” => cuộc đời nàng xa xăm vô định không biết đi về đâu

“Buồn trông ngọn nước...biết là về đâu?” => cuộc đời nàng đang bị vùi dập bởi sóng gió cuộc đời

“Buồn trông nội cỏ…màu xanh xanh” => cuộc đời nàng từ nay bắt đầu bước vào chuỗi tâm tối, tàn phai..

“Buồn trông gió cuốn…quanh ghế ngồi” => cuộc đời đen tối đang bủa vây người con gái nhỏ bé tội nghiệp

=> Những hình ảnh trong 8 câu cuối thể hiện qua nghệ thuật điệp ngữ và sử dụng từ láy:

Lập lại 4 lần từ “Buồn trông” => tâm trạng cô đơn, đau đớn

  Từ láy “xa xa, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm...” => tâm trạng ấy càng lúc càng dữ dội. 

Luyện tập

Câu 1: Bút pháp tả cảnh ngụ tình là: miêu tả cảnh vật => khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.

Tác giả thể hiện Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 4 câu thơ cuối:

  Những con thuyền với cánh buồm no căng gió tấp nập qua lại ở cửa biển => Nỗi nhớ nhà, mong được về nhà.

  Hình ảnh của dòng nước đổ từ trên cao xuống dưới thấp => tự xót thương cho số phận hẩm hiu của mình.

  Cánh đồng cỏ ngút ngàn không còn sức sống => đau khổ khi biết mình bị lừa bán vào tay những kẻ xấu.

  Những con gió lớn làm cuộn dòng nước tạo thành những con sóng liên tiếp nhau => thấp thỏm không yên khi nghĩ đến tương lai.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc và bút pháp tả cảnh ngụ tình tác giả đã khắc họa rõ nét:

  • Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi của Kiều
  • Lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của nàng.

Câu 2: Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều với gia đình khiến người đọc thật cảm động.  Dù trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc, Kiều vẫn luôn đau đáu về trách nhiệm của người con với cha mẹ. Trách nhiệm và tấm lòng thương yêu cha mẹ của nàng thật đáng quý biết bao.

Câu 3: Bài văn tham khảo

Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam. Chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Chúng ta phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Có hành động đền ơn đáp nghĩa với sự hi sinh, công lao của họ; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng với họ. Ngoài ra cần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sống hòa thuận với anh em trong nhà. Tùy từng hoàn cảnh, từng khả năng của mỗi người để báo đáp tấm lòng cha mẹ. Hiện nay, trong xã hội, có một bộ phận những người con có ý thức và đạo đức suy đồi. Không những cãi lời cha mẹ, họ còn ăn chơi trác táng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ làm ra. Nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải nuôi cha mẹ già yếu nên có thái độ cáu gắt, thậm chí đánh đập họ. Những người con bất hiếu chỉ quen hưởng thụ sung sướng, họ đâu biết rằng cha mẹ đã vất vả, hi sinh bao năm tháng để nuôi dưỡng họ nên người. Đó là sự ích kỉ, nhẫn tâm và bất hiếu của kẻ làm con. Vì vậy, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo.

Tìm kiếm google: soạn văn 9 cực ngắn, soan van 9 sieu ngan, soạn văn 9 bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net