Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Đồng chí

Soạn bài: Đồng chí - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Đồng chí cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Câu 2: Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Câu 3: Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó. 

Câu 4: Đêm nay rừng hoang sương muối

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng trăng treo.

Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Câu 6: Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Luyện tập

Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”).

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn  song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn  phân tích ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí để làm rõ ý kiến sau: Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí

Câu 3: Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

II. Soạn bài siêu ngắn: Đồng chí

Câu 1: Điểm đặc biệt của dòng thơ thứ 7: chỉ có 2 từ ngắn gọn “Đồng chí!”

Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi) => những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng.

Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7: nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

Câu 2: Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng: 

  Những người nông dân, xuất thân từ cuộc sống làng quê giản dị, chỉ quen với tay cầy tay cuốc.

  Cùng chung lòng yêu nước, chung lí tưởng chiến đấu, cùng chung sự thiếu thốn, gian khổ của người lính.

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

  Sẵn sàng hi sinh vì độc lập của đất nước:  “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

 Chia sẻ với nhau những điều kiện sinh hoạt đầy thiếu thốn nơi chiến trường khắc nghiệt: “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giày”.

  Cùng nhau chiến đấu: không gian đầy khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”

Câu 4: Suy nghĩ về người lính và cuộc chiến đấu:

  Điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, nơi rừng núi hoang vu hiểm trở.

  Trong không gian, điều kiện khó khăn ấy, những người lính vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

  Những khó khăn không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu.

  Họ luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

Câu 5: Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

  Cả bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội.

  Những người lính trong bài thơ  không chỉ đơn thuần là những người cùng chung một đội mà họ đã trở thành những người bạn tri âm tri kỉ.

  Cũng là một hình thức để Chính Hữu ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội cao cả và bất diệt trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 6: Qua bài thơ này, em cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp:

  Những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc

  Tình cảm đồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, đất nước

  Luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu.

Luyện tập

Câu 1: Bài văn tham khảo

Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng.  Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.

Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau:

  “súng bên súng, đầu sát bên đầu” => Luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm, chung chí hướng, chung lí tưởng.

  “Anh với tôi” => cùng đồng cam cộng khổ, sẻ chia mọi gian khó hiểm nguy.

Câu 2: Bài văn tham khảo

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?

Câu 3: Vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực. Họ là những người lính xuất phát từ những người nông dân tảo tần, quanh năm vất vả trên ruộng đồng. HÌnh ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày sỏi đá” được tác giả sử dụng để chỉ những vùng đất khó khăn, khô cằn. Họ đều đến từ những miền quê gian khổ ấy, là những người nông dân cần cù, lam lũ, chân lấm tay bùn, vậy nên cách mà họ thổ lộ tâm sự, nói chuyện với nhau đều hết sức dân dã và mộc mạc đúng như cái chất của người nông dân. Những miền quê xa xôi của Tổ quốc lại hội tụ về đây trong một hoàn cảnh đặc biệt: chiến tranh nổ ra, họ đành gác lại cuộc sống cơm áo để lên đường bảo vệ quê hương dân tộc, vì vậy mà họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chính những điều đó đã mang họ lại nơi đây, họ trở thành những người bạn, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ. 

Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm, là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Trong những tháng ngày chiến đấu nguy nan, họ cùng nhau vượt qua những cơn sốt rét giữa rừng thiêng nước độc, cuộc sống đầy thiếu thốn, gian khổ nơi chiến trường. Nhờ tinh thần kiên cường chiến đấu,  họ vẫn toát lên tinh thần lạc quan, mỉm cười để cùng nhau vượt quan thử thách, khó khăn trùng điệp. Trong khó khăn, tình người càng thêm ấm áp và tỏa sáng “thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đáng trân quý ở những người lính bộ đội cụ Hồ còn là sự yêu thương, đoàn kết, kề vai bên nhau cùng chiến đấu. . Giữa rừng hoang sương muối, cái giá lạnh trong đêm như thấm từng thớ thịt, họ cùng đứng bên nhau để làm nhiệm vụ, canh giữ sự bình yên cho đất nước.  Tâm hồn người lính vẫn rất đẹp, luôn yêu đời, tin tưởng về một ngày mai hòa bình. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đem lại bình yên cho dân tộc hôm nay.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đồng chí

Câu 1: Dòng thơ thứ 7 rất đặc biệt khi chỉ có 2 từ ngắn gọn nhưng thật thiêng liêng: Đồng chí!.  Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng. Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

Câu 2: Tình đồng chí hiện lên chính là người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp, những người nông dân, xuất thân từ cuộc sống làng quê giản dị, chỉ quen với tay cầy tay cuốc nhưng họ cùng chung lòng yêu nước, chung lí tưởng chiến đấu.

Câu 3: Ta thấy được tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần qua những chi tiết: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giày”. Đó chính là sự mạnh mẽ, sẵn sàng hi sinh vì độc lập của đất nước, họ chia sẻ với nhau những điều kiện sinh hoạt đầy thiếu thốn nơi chiến trường khắc nghiệt.

Câu 4: Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ về sự khắc nghiệt nơi chiến đấu: Trong không gian, điều kiện khó khăn rừng núi hoang vu hiểm trở, những trận sương muối lạnh buốt người, họ vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và luôn hi vọng vào ánh sáng của hòa bình, của tự do.

Câu 5: Nhan đề là kết tinh cho nội dung, chủ đề của tác phẩm, tác giả đặt tên là Đồng chí vì Cả bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội của những người lính nông dân lần đầu ra trận, họ trở thành những người bạn tri âm tri kỉ. Đồng thời cách đặt tên này cũng ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội cao cả và bất diệt.

Câu 6: Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm dồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. 

Luyện tập

Câu 1: Bài văn tham khảo

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đoạn cuối bài thơ Đồng chí hiện lên hình ảnh những người lính luôn xả thân vì Tổ Quốc. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình. Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn  song hành cùng nhau có ý nghĩa là họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm, là những người chung chí hướng, chung lí tưởng và cùng đồng cam cộng khổ, sẻ chia mọi gian khó hiểm nguy. Đó chính là tình đồng chí trong những ngày tháng chiến đầu vì một li tưởng chung của dân tộc.

Câu 2: Bài văn tham khảo

Đoạn cuối bài thơ là một nốt nhạc ngân vang về đẹp của tình đồng chí. Chiến trường luôn ác liệt, “đêm nay rừng hoang sương muối”, thế nhưng những người lính vẫn cùng nhau phục kích, chờ giặc. Mặc cho những khó khăn vây quanh từ kẻ thù đến thiên nhiên,  họ vẫn đứng đó, sát cánh bên nhau, vượt muôn ngàn gian khó.  "Đầu súng, trăng treo" khiến ta nghĩ đến những hiểm nguy bất chợt. Hình ảnh như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Trăng và người lính trở thành tri kỉ, tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Súng là đại diện của chiến tranh, trăng là đại diện của hoà bình, của những ước vọng, khát khao ngày đất nước thống nhất. Những hình ảnh cuối bài hiện lên thật đẹp đẽ biết bao. 

Câu 3: Bài văn tham khảo

Bài thơ Đồng chía đã xây dựng một bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp, họ mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, cùng chung lí tưởng chiến đấu và cùng sẻ chia gian khó trong những ngày tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đất nước hôm nay được thanh bình, phát triển. Bài thơ sử dụng các ngôn từ mộc mạc, hình ảnh giản dị nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đem lại bình yên cho dân tộc hôm nay.

Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực. Họ là những người lính xuất phát từ những người nông dân tảo tần, quanh năm vất vả trên ruộng đồng. Họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chính những điều đó đã mang họ lại nơi đây, họ trở thành những người bạn, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ. Họ hiện lên với vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm, là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đồng chí

Câu 1: Ta thấy những điểm đặc biệt trong dòng thơ thứ 7 là:

Chỉ 2 từ ngắn gọn “Đồng Chí!” => chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc (đi từ tình cảm riêng – tư), là cơ sở hình thành nên tình đồng chí ấy (cũng chung lí tưởng) => nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí.

Câu 2: Cơ sở để hình thành tinh đồng chí của người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp, tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. => những phương trời xa lạ xích lại gần nhau để cùng bên nhau chung một nhiệm vụ chiến đấu vì Tổ quốc. 

Câu 3: Tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần, chính là họ cùng chúng lí tưởng hành động bảo vệ tổ quốc, hiện thực hóa lí tưởng hòa bình, sẵn sàng hi sinh, cùng nhau vượt qua cảnh đầy thiếu thốn nơi chiến trường khắc nghiệt:

=> Những câu thơ: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giày”.

Câu 4: Trong bức tranh trên, hiện lên hình ảnh sáng ngời của người lính:

Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp, những khó khăn khắc nghiệt không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu. Hình ảnh vầng trăng treo trên ngọn súng gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do. Ánh sáng của niềm lạc quan cách mạng.

Câu 5: Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí cũng có dụng ý: 

Tác giả thấy được chính những người lính đã đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ và gót giày xâm lược bạo tàn của bọn đế quốc, thực dân => muốn ca ngợi họ.

Đặc biệt, xuyên suốt bài thơ là tình đồng chí, đồng đội của những người chỉ mới gặp mà tưởng chừng như đã có hẹn với nhau từ rất lâu rồi.

Câu 6: Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp:

=> Hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ sống đùm bọc, tương trợ nhau

=> Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương.

Luyện tập

Câu 1: Bài văn tham khảo

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt. Đoạn thơ cuối bài chính là hình ảnh những người lính luôn luôn sẵn sang cho trận chiến. Dù khắc nghiệt đến đâu thì họ vẫn luôn luôn cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cho thấy sự đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Các anh luôn sát cánh bên, đồng hành cùng nhau cùng chiến đấu với khát vọng được tự do, hòa bình cho đất nước.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau chính là tình đồng chí trong những ngày tháng chiến đầu vì một li tưởng chung của dân tộc. => là sự đồng lòng đồng sức, cùng đồng cam cộng khổ, sẻ chia mọi gian khó hiểm nguy, chung nhiệm vụ, chung hành động.

Câu 2: Bài văn tham khảo

Bài thơ Đồng Chí là những lời thơ tác giả dành cho những người lính, là những người đều xuất thân từ cho quê hương nghèo khó, ra đi vì lý tưởng cao đẹp, họ cùng nhau san sẻ những ngọt bùi, đắng cay chiến trận. Bài thơ được kết lại với 3 câu cuối là kết tinh cao quý của tình đồng chí. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp, những khó khăn khắc nghiệt không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu. Hình ảnh vầng trăng treo trên ngọn súng gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do. Ánh sáng của niềm lạc quan cách mạng.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Câu 3: Vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Với Chính Hữu, người lính hiện lên hết sức giản dị, mộc mạc nhưng có một tâm hồn cao đẹp, họ có chung một tình dân tộc, cùng lí tưởng chiến đấu. Họ đều đến từ những miền quê gian khổ ấy, là những người nông dân cần cù, lam lũ, chân lấm tay bùn nhưng có chung một lí tưởng, một mục đích đó chính là chiến đấu mang về độc lập cho Tổ Quốc. 

Tại nơi chiến trường, họ trở thành những người bạn, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ. Họ cùng nhau chung sức chung lòng để giữ đất nước trước mối họa xâm lăng, tình yêu dân tộc đã lớn hơn tất cả. Trong những tháng ngày chiến đấu nguy nan, họ cùng nhau vượt qua những khó khăn ấy.  Trong khó khăn, tình người càng thêm ấm áp và tỏa sáng, động viên nhau cùng vượt qua gian khó, thiếu thốn. Hình ảnh cuối bài “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp, người lính luôn luôn sẵn sang cho nhiệm vụ, vẫn nghiêm túc với lí tưởng của mình. Hình ảnh người lính hiện lên vẫn rất đẹp, luôn yêu đời, tin tưởng về một ngày mai hòa bình.  Nhờ có các anh, những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đất nước hôm nay được thanh bình, phát triển. Mọi người sẽ luôn luôn trân trọng những người chiến sĩ vô danh đã thầm lặng hi sinh để đem lại bình yên cho dân tộc hôm nay.

Tìm kiếm google: soạn văn 9 cực ngắn, soan van 9 ngan nhat, soạn văn9 siêu ngắn bài đồng chí

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com