[toc:ul]
Câu 1: Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Câu 2: Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
Câu 1:
Lời văn trong đoạn trích (a), mục là lời của nhân vật ông Giáo.
Ông giáo đang cố thuyết phục chính những độc giả của câu chuyện.
Ông Giáo thuyết phục:
Người đọc thông cho người vợ của mình, bởi thị không ác mà do hoàn cảnh sống quá đói nghèo, cơ cực nên thị phải khép mình với những người xung quanh, bản chất tốt đẹp thì bị những lo lắng của đời sống che lấp.
Những người xung quanh, hãy biết quan tâm và để ý đến mọi người xung quanh, hãy cố tìm hiểu để thấy được bản chất tốt đẹp của họ.
Câu 2: Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận với nàng Kiều: (bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình)
Thứ nhất, Hoạn Thư biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.
Thứ hai , Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.
Thứ ba, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều.
Thứ tư, cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều.
Câu 1: Lời văn trong đoạn trích (a), mục là lời của nhân vật ông Giáo đang cố thuyết phục chính những độc giả của câu chuyện
Ông Giáo đang thuyết phục người đọc để cảm thông cho người vợ của mình, bởi thị không ác mà do hoàn cảnh sống quá đói nghèo, cơ cực nên thị phải khép mình với những người xung quanh, bản chất tốt đẹp thì bị những lo lắng của đời sống che lấp. Qua đó, ông Giáo đang thuyết phục với những người xung quanh, hãy biết quan tâm và để ý đến mọi người xung quanh, hãy cố tìm hiểu để thấy được bản chất tốt đẹp của họ.
Câu 2: Trong khung cảnh đối diện với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã rất bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình:
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã dùng những lí lẽ như biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình, ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác, bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều, cuối cùng cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều. Điều đó đã Kiều nguôi ngoai cơn giận và tha bổng cho Hoạn Thư.
Câu 1: Lời văn của ông Giáo trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1
=> Cố thuyết phục chính những độc giả của câu chuyện cảm thông cho người vợ của mình và những người xung quanh, hãy biết quan tâm và để ý đến mọi người xung quanh.
Câu 2: Lập luận của Hoạn Thư:
Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà, để mong Kiều thấy đó là lẽ thường tình mà người phụ nữ nào cũng đều thấu hiểu.
Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các
soHoạn Thư bày tỏ nỗi lòng, chồng chung nên những hờn ghen là tất yếu, đều là cảnh chồng chung nên chẳng thể nhường nhau được.
=> Lập luận chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội Vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình.