[toc:ul]
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buối sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Câu 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận).
Có thể tham khảo văn bản sau đây:
BÀ NỘI
(Trích)
Tôi ngẩng cao đầu mới nhìn thấy tuổi của bà; chứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn trầu.
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rơm rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đạp thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.[...]
Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi:
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996)
Câu 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
Bài viết tham khảo
Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
Câu 2: Những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động
Bài viết tham khảo
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Câu 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
Bài viết tham khảo
Trong quá trình học tập, mỗi tuần chúng ta đều có những buổi sinh hoạt lớp để tổng kết một tuần học của lớp. Buổi sinh hoạt lớp khiến em nhớ nhất đó chính là buổi sinh hoạt lớp vào năm lớp 9. Trong buổi sinh hoạt lớp đó không khí rất căng thẳng vì có sự mâu thuẩn giữa 2 bạn trong lớp.
Sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi, nguyên nhân là do hai bạn Hoàng và Sang đã cãi vã đánh nhau vì Sang cho rằng Hoàng đã lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Sang nói rằng sáng Sang có mang để đóng tiền bảo hiểm y tế nhưng sau giờ ra chơi thì không thấy nữa. Giờ ra chơi Hoàng đã ngồi chỗ Sang để chơi cờ caro cùng Thành. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Hoàng cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Do là có nhiều bạn chỉ trích Hoàng và thấy Hoàng rưng rưng nước mắt, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Hoàng về chuyện vừa xảy ra. Hoàng khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Hoàng thật tội nghiệp. Lúc đó cũng có nhiều bạn khác và em đã đứng dậy để nói tốt cho Hoàng: “ Hoàng là người bạn tốt, bọn em đã học cùng Hoàng suốt 9 năm học và Hoàng luôn luôn giúp đỡ mọi người, bọn em tin Hoàng không làm những chuyện đó”. Bọn em cùng nhau bàn bạc rồi đưa ra các lí do để minh oan cho Hoàng:
Hoàng là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Hoàng còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Hoàng luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Sang nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau đó Sang cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Bọn em đã đúng khi tin tưởng Hoàng và không nhận xét phiến diện một phía. Em luôn nhớ mãi câu chuyện này mãi về sau, mỗi khi gặp Hoàng, bạn ấy đều cảm ơn em vì ngày hôm đó đã tin tưởng mình. Em cảm thấy rằng khi kết luận một chuyện gì đó thì không nên nhìn phiến diện mà phải xem xét thật kĩ để tránh hiểu lầm.
Câu 2: Kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động
Bài văn tham khảo
Sau khi lớn lên một tí thì ta mới thấy được những lời dạy bảo của ông bà cha mẹ thật đáng quý biết bao nhiêu. Đến tận bây giờ khi nghĩ về bà, em vẫn nhớ như in những lời bà dặn trước lúc ra đi. Bà luôn luôn dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Từ khi em còn nhỏ, bà luôn bên cạnh chăm sóc em, dạy dỗ em rất nhiều điều. Bà giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống, bà hay kể cho em nghe những câu chuyện vui cũng có, buồn cũng có. Em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Bà hay kể cho em nghe những tấm gương người tốt việc tốt trong cuộc sống. Bà bảo rằng chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Đúng thật là vậy, em thấy đồng bào ta trong trận lũ lụt miền Trung này luôn luôn giữ tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia. Thật ngưỡng mộ những người xông pha vào vùng lũ lụt nguy hiểm để giúp đỡ những người dân miền Trung gặp khó khăn trong trận lũ lụt. Em cũng đã ghi nhớ lời bà dạy và dùng một số tiền dành dụm của mình nhờ ba mẹ chuyển giúp để có thể góp một phần vì miền Trung thân yêu của chúng ta.
Dù sao này có ra sao, em vẫn luôn ghi nhớ lời bà dạy bảo, luôn luôn sống thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội, không phụ lòng của bà. Bà ở trên thiên đàng sẽ thấy tự hào về em, một người luôn luôn có tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người như bà đã dạy.
Câu 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
Bài viết tham khảo
Có lẽ thời học sinh, buổi sinh hoạt lớp là những buổi để tổng kết một tuần học và đa số đều vui vì đó là kết thúc một tuần học vất vả, chúng ta sẽ có ngày chủ nhật để ở nhà nghỉ ngơi. Thế nhưng trong một buổi sinh hoạt lớp lúc em học lớp 9, một sự việc không hay đã xảy ra làm không khí lớp học căng thẳng.
Hai bạn trong lớp em là Vy và My đã cãi vã to tiếng với nhau, nguyên nhân là Vy nghi ngờ My là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Hôm đó là ngày đóng tiền học phí lần 2 và Vy có mang theo số tiền khá lớp bỏ trong cặp. Sau khi ra chơi vào thì số tiền bị mất và Vy đã nghi ngờ My là người lấy cắp nó. Thế nhưng My nói là My không lấy.
Các bạn trong lớp ra sức khuyên 2 bạn không cãi nhau nhưng 2 bạn ấy vẫn lời qua tiếng lại một lúc. Đến giờ sinh hoạt lớp, em đã kể lại sự việc cho cô chủ nhiệm. Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã hỏi My về chuyện vừa xảy ra. Nghe xong thì cô giáo và các bạn trong lớp bảo Vy tìm kĩ lại số tiền đã mất thì Vy không chịu và khẳng định là My lấy. Lúc đó em khá bức xúc và đã khuyên Vy xem lại. Em cùng Vy xem cặp My thì không có, sau đó xem cặp Vy thì thấy số tiền kẹp trong quyển vở toán.
Cô và cả lớp thở phào nhẹ nhởm. Vy đã xin lỗi My vì đã hiểu lầm bạn. Sau sự việc này xảy ra, em nhận ra một điều rằng khi bạn phán xét một ai đó hãy cân nhắc kĩ đừng để những hiểu lầm đáng tiếc làm mất đi một mối quan hệ tốt đẹp.
Câu 2: Kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động
Bài văn tham khảo
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Đấy là câu nói mà bà em đã dạy em lúc còn rất bé. Đến giờ dù bà đã mất nhưng những lời dạy của bà em luôn khắc ghi trong lòng. Bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Bà em dạy em về tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người. Lúc nhỏ, em là đứa bé rất nghe lời vì thế những lời bà dạy em luôn luôn thực hiện theo. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Đến lớn, dù bà không còn bên cạnh nhưng lời dạy đó em vẫn khắc ghi. Em luôn luôn giúp đỡ các bạn trong lớp khi các bạn gặp khó khăn. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. Mỗi khi làm một việc tốt em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn. Vì thế cho dù sau này lớn lên em vẫn sẽ nghe theo lời dạy bảo này của bà để trở thành một người tốt, giúp ích cho xã hội.