Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Chị em Thúy Kiều

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chị em Thúy Kiều cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.

Câu 2: Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Câu 3: Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?

Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Câu 5: Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy

Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. 

Câu 4: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân

II. Soạn bài siêu ngắn: Chị em Thúy Kiều

Câu 1: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 

  Phần thứ nhất (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều.

  Phần thứ hai (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.

  Phần thứ ba (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả, lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Câu 2: Những hình tượng mang tính ước lệ dùng để miêu tả Thúy Vân:

  Khuôn trăng đầy đặn

  Nét ngài nở nang

  Hoa cười

  Ngọc thốt

  Mây

  Tuyết

Qua những hình ảnh ước lệ, ta thấy được vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm phúc hậu, nằm trong khuôn khổ của tự nhiên.

Câu 3: Nguyễn Du đã lí tưởng hoá vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều:

Giống nhau: đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.

Khác nhau: 

  Không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. 

  Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về vẻ đẹp của trí tuệ, của tài năng

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”

Thúy Kiều am tường thi họa, thông thạo ngũ âm, một người nghệ sĩ tài hoa.

Câu 5: Thúy Vân: vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.

           Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa, điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.

Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, ta thấy chân dung của Thuý Kiều gây ấn tượng mạnh hơn về sắc, về tài, về tinh

  Câu thơ tả Thúy Vân có 4 câu, trong khi câu thơ tả Kiều là 16 câu.

  Tác giả tả Thúy Vân trước để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Kiều càng sắc sao mặn mà/So về tài sắc lại là phần hơn”

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Nội dung: 

  Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến

  Đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh

Nghệ thuật:

  Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Thúy Kiều

  Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận

  Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.

  Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người.

Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều:

  Những câu thơ miêu tả về Thúy Kiều, người đọc không khỏi ngỡ ngàng về một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp làm cho hoa ghen, liễu hờn, nước nghiêng thành đổ.

  Kiều rất mực thông minh và đa tài  "Thông minh vốn sẵn tính trời". Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ. 

Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều. Vân chỉ tả nhan sắc, Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả. Thuý Vân hẳn có một tính cách ung dung, điềm đạm, một cuộc đời bình yên không sóng gió. Còn vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị. Một dự cảm chẳng lành cho cuộc đời của người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.

Câu 3: Bài văn tham khảo

Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân.. Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để "dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn". Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình. 

Câu 4: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân. Bài Tham khảo

Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Nét đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều cũng vậy, vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ ngoại hình, dáng vẻ, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Với tính cách ung dung, điềm đạm như dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Thúy Vân.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chị em Thúy Kiều

Câu 1: Kết cấu bài thơ gồm 3 phần Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều (4 câu đầu); Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp); Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều (còn lại). Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả, lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Câu 2: Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân đó là: Khuôn trăng đầy đặn, Nét ngài nở nang, Hoa cười, Ngọc thốt, Mây, Tuyết. => vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm phúc hậu, nằm trong khuôn khổ của tự nhiên.

Câu 3: Giống nhau là Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.Còn về sự khác nhau, Thúy Kiều dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế.

Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh về vẻ đẹp của trí tuệ, của tài năng qua câu thơ: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.” => một người nghệ sĩ tài hoa, dù tuổi đời còn rất trẻ, người con gái tài năng khi am tường thi họa, thông thạo ngũ âm.

Câu 5: Khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người: cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió (đẹp có chút gì đó hiền hoà) và cuộc sống đầy sóng gió, biến cố của Thúy Kiều (vẻ đẹp sắc sảo (đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa).

Câu 6: Câu thơ tả Thúy Vân có 4 câu, trong khi câu thơ tả Kiều là 16 câu.  Đ Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân rất đẹp, để rồi sau đó so sánh: “Kiều càng sắc sao mặn mà/So về tài sắc lại là phần hơn” để làm “đòn bẩy” tôn vẻ đẹp của nàng Kiều lên.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung của đoạn trích là vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến qua chân dung 2 chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người tài hoa, bạc mệnh.

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là chính là sự khắc họa rõ nét chân dung 2 chị em, tác giả tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận và ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố kết hợp với nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người.

Câu 2: Những cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều chính là một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, nàng Kiều hiện ra với bức chân dung về người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở dung nhan hay tài năng thiên bẩm mà còn bừng sáng ở cốt cách và tấm lòng người thiếu nữ. Không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình, Kiều còn là người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn: Kiều rất mực thông minh và đa tài  "Thông minh vốn sẵn tính trời". Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ. 

Qua vẻ đẹp và tài năng ta thấy Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả, vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị. Một dự cảm chẳng lành cho cuộc đời của người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.

Câu 3: Bài văn tham khảo

Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Mỗi người mang trong mình một nét đẹp riêng, không ai giống ai. Có những người may mắn được sinh ra trong hình hài được mọi người xem là đẹp đẻ, cũng có những nguời không được ưa nhìn. Sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người chúng ta không thể thay đổi được. Thế nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân. Vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Tài năng và nhân cách của bạn vượt trội sẽ khiến nhiều người ngưỡi mộ, mà đó lòa sự rèn luyện, học hỏi, bồi đắp kiến thức của chúng ta. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Hãy trân trọng và cố gắng hơn vì bản thân của mình.

Câu 4: Viết một đoặn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân. Bài Tham khảo

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Thúy Vân đẹp một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa mới nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây. Làn da trắng hồng như tuyết. Nàng là một cô gái đang độ trăng tròn với vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn phúc hậu mà đoan trang. Với những gì được miêu tả về vẻ đẹp nhẹ nhàng ấy, phải chăngNguyễn Du đã nhầm dự báo trước khi vẫn sẽ có một cuộc đời bình lặng không hề có sóng gió xảy ra trong cuộc đời nàng?

IV. Soạn bài cực ngắn: Chị em Thúy Kiều

Câu 1: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần. Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể. Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả ( 16 câu), đó là lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều:

1. Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. => 4 câu đầu

2. Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân => 4 câu tiếp

3. Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều => Còn lại

Câu 2: Vẻ đẹp kiêu sa, đài các của Thúy Vân, vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm phúc hậu, nằm trong khuôn khổ của tự nhiên được tác giả miêu tả qua những chi tiết:

  Khuôn trăng đầy đặn, Nét ngài nở nang.

  Hoa cười, Ngọc thốt.

  Mây, Tuyết.

Câu 3: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.

  Thúy Vân: vẻ đẹp tuyệt sắc

  Thúy Kiều: dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế.

Câu 4: Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa, am tường thi họa, thông thạo ngũ âm của Thúy Kiều. => Vẻ đẹp của trí tuệ và tài năng

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Câu 5: Nguyễn Du đã dự báo số phận của Thúy Kiều và Thúy Vân

Vẻ đẹp:

  Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, đạt tới mức lí tưởng

  Thúy Vân: đẹp có chút gì đó hiền hoà

Số phận:

  Thúy Vân: bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.

  Thúy Kiều: đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.

Câu 6: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều,  em thấy bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn Vì: 

  Số câu: Câu thơ tả Thúy Vân có 4 câu, trong khi câu thơ tả Kiều là 16 câu.

  Vẻ đẹp: miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân rất đẹp, để rồi sau đó so sánh: “Kiều càng sắc sao mặn mà/So về tài sắc lại là phần hơn” => “đòn bẩy” tôn vẻ đẹp của nàng Kiều.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Đoạn trích chính là sự ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người (Thúy Kiều) đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du qua những nghệ thuật đặc sắc của tác giả:

  Khắc họa rõ nét chân dung hai chị em, tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận

  Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.

  Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người.

Câu 2: Những cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều:

  Vẻ đẹp: tuyệt thế giai nhân, không chỉ ở dung nhan hay tài năng thiên bẩm mà còn bừng sáng ở cốt cách và tấm lòng người thiếu nữ. 

  Tài năng: không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình, Kiều còn là người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn: Kiều rất mực thông minh và đa tài  "Thông minh vốn sẵn tính trời". Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ. 

=> Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả, vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị. Một dự cảm chẳng lành cho cuộc đời của người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.

=> Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả, vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị. Một dự cảm chẳng lành cho cuộc đời của người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.

Câu 3: Bài văn tham khảo 

Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Mỗi người sinh ra đều được tạo hóa ban cho một khuôn mặt khác nhau, nhưng chúng ta đều cần phải rèn giũa cái gọi là tài năng và nhân cách để trở thành một người được nhiều người ngưỡng mộ. Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn. Vì vậy hãy rèn luyện cho ta một tính cách tốt, một tâm hồn đẹp và trao dòi những kĩ năng, phô diễn tài năng của bản thân ngày một tốt hơn.

Câu 4: Bài văn tham khảo

Thúy Vân với vẻ đẹp của một "tuyệt thế giai nhân", một thiếu nữ "sắc nước hương trời". Vân đẹp hơn sự mỹ lệ của thiên nhiên nhưng tạo với thiên nhiên sự hài hòa. Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 bài Chị em Thúy Kiều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net