Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Truyện Kiều của Nguyễn Du cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác "Truyện Kiều".

Câu 2: Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều Ngữ văn 9 tập 1

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Tóm tắt giá trị nội dung tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 2: Tóm tắt  giá trị nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

II. Soạn bài siêu ngắn: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác "Truyện Kiều":

Gia đình: 

  Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

  Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Thời đại:

  Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực.

  Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi (tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn).

Cuộc đời:

  Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh

  Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.

Sự nghiệp văn học:

  Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.

  Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.

  Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

Câu 2: Tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm:

Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. sau đó hai người đã đính ước với nhau.

Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Phần thứ ba: Đoàn tụ

Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều:

Tác giả Nguyễn Du: 

  Nguyễn Du (1766 - 1820), tên tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên (清軒), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 

  Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nổi tiếng về đường khoa hoạn, có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to trong triều đình.

Truyện Kiều: 

  Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), tên gốc là Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), là truyện thơ kinh điển trong Văn học Việt Nam, 

  Được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung

Giá trị hiện thực:

  Phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến

 

  Tố cáo thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

Giá trị nhân đạo:

  Đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ

  Bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc trước những bất hạnh, khổ đau của con người

  Trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do

Câu 2: Giá trị nghệ thuật

  Thể thơ: sử dụng thể thơ lục bát, với 3254 câu.

  Ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật.

  Xây dựng nhân vật vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá sinh động.

  Miêu tả thiên nhiên: đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động.

III. Soạn bài ngắn nhất: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du => sáng tác Truyện Kiều

  Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, mồ coi cha mẹ sớm => Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

  Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc thời đại Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi.

  Sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc, rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh. Được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.

  Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

Câu 2: Truyện Kiều gồm 3 phần:

Gặp gỡ và đính ước: 

  Thúy Kiều - tài sắc vẹn toàn, có em gái là Thúy Trong ngày hội Đạp Thanh.

  Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng sau đó hai người đã đính ước với nhau.

Gia biến và lưu lạc: 

  Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. 

  Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh. 

  Sau đó Thúy Kiều gặp Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. 

  Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

3. Đoàn tụ: 

  Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. 

  Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng, nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. 

  Kiều và Từ Hải từ vợ chồng thành tình bạn.

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Tác giả Nguyễn Du tên tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên (清軒), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nổi tiếng về đường khoa hoạn, có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to trong triều đình.

Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), tên gốc là Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), là truyện thơ kinh điển trong Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung tác phẩm Truyện Kiều là phản ảnh và tố cáo  bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến, đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng. (hiện thực); đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, sâu sắc trước những bất hạnh, khổ đau và đề cao vẻ đẹp, ước mơ của người phụ nữ (nhân đạo)

Câu 2: Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều là sử dụng thể thơ lục bát, với 3254 câu, ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá sinh động và thủ pháp miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động.

IV. Soạn bài cực ngắn: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 1:  Sinh ra trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó với chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành. Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập (Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài). => Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

Câu 2: Truyện Kiều:

1.  Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều - tài sắc vẹn toàn, có em gái là Thúy Trong ngày hội Đạp Thanh, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.

2. Gia biến và lưu lạc: Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều gặp Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

3. Đoàn tụ: Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng, nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Kiều và Từ Hải từ vợ chồng thành tình bạn.

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

Tác giả: Nguyễn Du tên tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên (清軒) – 

  Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 

  Xuất thân: gia đình đại quý tộc nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to trong triều đình.

Tác phẩm: Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), tên gốc là Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), 

  Thể loại: viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du.

  Số câu: gồm 3254 câu.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung tác phẩm Truyện Kiểu thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

  Sự tàn bào tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện => Giá trị hiện thực

  Cảm thương sâu sắc trước số phận bất hạnh của con người và đề cao những phẩm chất cao đẹp của họ => Giá trị nhân đạo

Câu 2: Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du 

=> Thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của Việt Nam, với 3254 câu, ngôn ngữ đỉnh cao giàu đẹp, khắc hoạ nhân vật rõ nét, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực, miêu tả thiên nhiên đa dạng, bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soan van 9 cuc ngan bai Truyen Kieu, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com