Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chuyện người con gái Nam Xương cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm bố cục của văn bản.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”

Câu 3: Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?

II. Soạn bài siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Bố cục văn bản:

 Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”).

 Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi).

 Đoạn 3: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được minh oan nhưng không trở lại nhân gian được nữa. (còn lại).

Câu 2: Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp:

 Trong cuộc sống vợ chồng:  “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”.

 Khi chồng đăng lính: không nguôi thương nhớ và chỉ mong chồng bình yên trở về.

 Khi chồng nghi oan cho minh: tìm cách thanh minh, nhưng không kết quả, Nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát

=> qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục,  một người vợ thuỷ chung, một người con dâu hiếu thảo.

Câu 3: Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

  • Trực tiếp: Trương Sinh quá hay ghen, gia trưởng, độc đoán, không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh.
  • Gian tiếp: xã hội phong kiến thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm.

Qua đó, người đọc có thể hiểu thêm về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, là lời tố cáo xã hội phong kiên trọng nam khinh nữ, trọng phú khinh bần.

Câu 4: Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. 

Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật.

Những lời độc thoại dài góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và làm bộc lộ tính cách của nhân vật. 

Câu 5:  Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: 

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, 
  • Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… 
  • Chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
  • Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì để làm nổi lên nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, tố cao chế độ phong kiến.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: 

Giá trị hiện thực: 

  • Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền
  • Phản ánh số phận người phụ nữ
  • Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa 

Giá trị nhân đạo:

  • Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
  • Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Giá trị nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động
  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Câu 2: Bài văn tham khảo

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, sinh và mất năm nào chưa rõ. Nói về Nguyễn Dữ, người ta thường nhắc về một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời. Quê quán của ông thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú). Thế nhưng, nội chiến phân tranh liên miên giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Vì vậy làm quan được một năm, ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm có sự tương giao. Người đọc có thể thấy đằng sau thế giới phi hiện thực chính là cốt lõi của hiện thực và những quan niệm, thái độ của tác giả.  Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Nội dung chính xuyên suốt tập truyện thể hiển ở ba đặc điểm.

Thứ nhất, Truyền kì mạn lục đã đề cập đến đề tài người phụ nữ - một đề tài ít được nói đến trong văn học trung đại. Tác phẩm thể hiện ca ngợi sự gắn bó thủy chung trong tình cảm vợ chồng, có ý thức bảo vệ tình cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời, tác phẩm thể hiện sự cảm thông với thân phận những người phụ nữ bất hạnh, tiêu biểu như nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Thứ hai, các tác phẩm phê phán, tố cáo gia cấp thống trị. Ông đã đại diện cho tiếng nói của những người dân thấp cổ bé họng, bị bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương áp bức bóc lột. Đồng thời, tác giả ngợi ca những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực đã không vì danh lợi mà quay lưng lại với nhân dân, giữ chí khí trong một xã hội đầy rối ren.

Thứ ba, thông qua các câu chuyện, tác giả còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư trước thời thế. Là một nhà Nho có tài nhưng phải chứng kiến sự thay đổi của đất nước, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Nguyễn Dữ mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống

Về nghệ thuật, tác giả trong tác phẩm đã sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Bên cạnh đó, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, yếu tố kì ảo trong mỗi câu chuyện đã giúp ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái".

Với sự thành công về mặt nội dung và nghệ thuật như vậy, Truyền kì mạn lục gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ đã trở thành một tác phẩm văn học được người đọc đón nhận và khắc sâu, với những câu chuyện ảo mà rất thực, rất đỗi đời thường. Qua mỗi câu chuyện, ta thấy được những chân dung, số phận con người trong bức tranh về xã hội phong kiến.

Câu 3: Những lí do khiến cho một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương không thể sống mà phải chết một cách oan uổng:

  • Do người chồng đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, nóng giận
  • Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, trọng nam khinh nữ
  • Do những lễ giáo hà khắc đã ràng buộc người phụ nữ không được thanh minh
  • Do những trận chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt

III. Soạn bài ngắn nhất: Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Bố cục văn bản gồm 3 phần: (1) từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình” (cuộc hôn nhân, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương), (2) “Qua năm sau… trót đã qua rồi” (nỗi oan và cái chết của Vũ Nương), (3) “còn lại” (Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương và Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương nhưng không trở lại nhân gian được nữa).

Câu 2: Vũ Nương bộc lộ những đức tính tốt đẹp trong từng hoàn cảnh: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép”. Trong lúc chồng đi lính thì nàng là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết, là con dâu hiếu thảo. Khi chồng nghi oan cho mình thì nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát, chứng minh mình trong sạch.

Câu 3: Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất vì chồng nàng là người gia trưởng, không nghe nàng giải thích, thanh minh, còn do nàng sống trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công với phụ nữ, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, không được bảo vệ, che chở.

Câu 4: Qua chuyện ta thấy cách dẫn dắt tình tiết tạo kịch tính, lôi cuốn. Những đoạn đối thoại, độc thoại được sắp xếp rất đúng chỗ làm cho câu chuyện sinh động, khắc họa tâm lí nhân vật. Những lời độc thoại giúp bộc lộ tính cách nhân vật.

Câu 5: Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.

=> nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, tố cáo chế độ phong kiến hà khắc.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực (phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, số phần bất công của người phụ nữ và những cuộc chiến tranh phi nghĩa) và giá trị nhân đạo sâu sắc (ca ngợi phẩm chất người phụ nữ và thương tiếc đối với số phận oan nghiệt của họ).

Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật tài tình, qua lời nói và hành động và sử dụng yếu tố kỳ ảo.

Câu 2: Bài văn tham khảo

Văn học trung đại – một thời kì phát triển rực rỡ của văn chương Việt Nam đã chứng kiến sự trưởng thành và ghi nhận những thành tựu rực rỡ của nhiều tác giả. Trong đó phải kể đến Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của ông.

Nguyễn Dữ là một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú). Làm quan được một năm, ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác. Dù không có nhiều duyên phận với nghiệp quan trường nhưng với tầm hiểu biết của mình, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang đầy tư tưởng lớn lao. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của ông chính là "Truyền kì mạn lục".

Nội dung chính của "Truyền kì mạn lục là Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh). Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc, phải tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch. Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào cảnh bế tắc. Đồng thời Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng. Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Về nghệ thuật của truyện, Tác xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho chuyện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật. Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Với sự thành công về mặt nội dung và nghệ thuật như vậy, Truyền kì mạn lục gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ đã trở thành một tác phẩm văn học được người đọc đón nhận và khắc sâu, với những câu chuyện ảo mà rất thực, rất đỗi đời thường. Qua mỗi câu chuyện, ta thấy được những chân dung, số phận con người trong bức tranh về xã hội phong kiến.

Câu 3: Những lí do khiến cho một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương không thể sống mà phải chết một cách oan uổng là Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh minh => độc đoán, gia trưởng. Thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, không được bênh vực chở che => xã hội phong kiến.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Bố cục gồm 3 phần:

1. đầu đến “cha mẹ đẻ mình” => Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

2. “… trót đã qua rồi” => Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

3. “còn lại” => Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi và Vũ Nương được minh oan nhưng không trở lại nhân gian được nữa.

Câu 2: Qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, thuỷ chung, yêu thương chồng con, người con dâu hiếu thảo, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

=> Trong cuộc sống vợ chồng: giữ gìn khuôn phép, không nguôi thương nhớ và chỉ mong chồng bình yên trở về khi chồng đi lính và tìm cách thanh minh kinh bị chồng minh oan cho mình. => Dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch

Câu 3: Nỗi oan ức của Vũ Nương cho ta thấy thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến => Luôn bị đối xử bất công, họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …Vì vậy, 2 nguyên nhân khiến Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất là:

Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh minh => độc đoán, gia trưởng.

Thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, không được bênh vực chở che => xã hội phong kiến.

Câu 4: Nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện: 

  • Cách dẫn dắt tình tiết: kịch tính, lôi cuốn.
  • Những đoạn đối thoại, độc thoại: sắp xếp rất đúng chỗ => sinh động, khắc họa tâm lí nhân vật.
  • Những lời độc thoại: bộc lộ tính cách nhân vật.

Câu 5: Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. tác giả muốn làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương như: 

Chuyện nằm mộng của Phan Lang; Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,…; lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Giá trị nội dung:

  • Xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, số phận người phụ nữ, những cuộc chiến tranh phi nghĩa (Giá trị hiện thực)
  • Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông (Giá trị nhân đạo)

Giá trị nghệ thuật: 

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nhân vật tài tình, qua lời nói và hành động.
  • Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật.

Câu 2: Dàn ý tham khảo để các em có thể viết bài văn hoàn chỉnh

Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.

Nguyễn Dữ: sống ở thế kỷ XVI. Quê quán của ông thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Truyền kì mạn lục: Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XVI.

=> Tác phẩm đồ sộ với tư tưởng lớn này của ông đã giúp ông ghi lại dấu ấn của mình vào nền thi ca trung đại Việt Nam.

Thân bài: 

Giới thiệu chung:

  • Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
  • Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn.
  • Nội dung chính xuyên suốt tập truyện thể hiển ở ba đặc điểm

Nội dung của văn bản:

  Truyền kì mạn lục đã đề cập đến đề tài người phụ nữ. => Tác phẩm thể hiện ca ngợi sự gắn bó thủy chung trong tình cảm vợ chồng, có ý thức bảo vệ tình cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Đồng thời, tác phẩm thể hiện sự cảm thông với thân phận những người phụ nữ bất hạnh, tiêu biểu như nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

  Các tác phẩm phê phán, tố cáo gia cấp thống trị. => Ông đã đại diện cho tiếng nói của những người dân thấp cổ bé họng, bị bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương áp bức bóc lột. Đồng thời, tác giả ngợi ca những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực đã không vì danh lợi mà quay lưng lại với nhân dân, giữ chí khí trong một xã hội đầy rối ren.

  Thông qua các câu chuyện, tác giả còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư trước thời thế. => Là một nhà Nho có tài nhưng phải chứng kiến sự thay đổi của đất nước, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Nguyễn Dữ mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống.

Nghệ thuật của văn bản:

   Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, xây dựng nhân vật tài tình, qua lời nói và hành động và sử dụng yếu tố kỳ ảo.

Kết bài: 

  • Truyền kì mạn lục gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Dữ đã trở thành một tác phẩm văn học được người đọc đón nhận.
  • Cảm nhận chung về chân dung, số phận con người trong bức tranh về xã hội phong kiến.

Câu 3: Những lí do khiến cho một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương không thể sống mà phải chết một cách oan uổng:

Người chồng gia trưởng, hay ghen, không cho Vũ Nương cơ hội giải thích và xã hội phong kiến bất công với phụ nữ, nàng không có cơ hội thanh minh. Cuối cùng là những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm gia đinh ly biệt.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 bài Chuyện người con gái Nam Xương, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com