Bài soạn siêu ngắn: Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Xưng hô trong hội thoại - trang 35 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

[Luyện tập] Câu 1: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ: “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Trả lời:

Lý do nhầm lẫn:

  • Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe
  • Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe

[Luyện tập] Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Lý do:

  • Muốn tăng tính khách quan của người viết
  • Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.

[Luyện tập] Câu 3: Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời:

  • Với mẹ, cậu gọi “mẹ” ->bình thường
  • Với sứ giả thì “ông –ta” ->thái độ tự tin.

[Luyện tập] Câu 4: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện... (SGK)

Trả lời:

Xưng hô và thái độ của người nói:

  • Vị tướng trong tư cách học trò cũ thăm trường, gặp lại thầy cũ, xưng “con” ->Thể hiện sự kính trọng.
  • Thầy giáo gọi vị tướng là “ngài” ->Thể hiện thái độ tôn trọng.

=> Cả hai người đều thể hiện cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ->Phương châm xưng khiêm hô tôn.

[Luyện tập] Câu 5: Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể). Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác...

Trả lời:

Tôi – đồng bào: Tạo cảm giác gần gũi thân thiết, không có khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân =>Thể hiện quan hệ dân chủ trong chế độ mới.

[Luyện tập] Câu 6: Đọc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi. Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của...

Trả lời:

  • Đoạn đầu, cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị… => sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật.
    • Chị Dậu: người bị áp bức, bóc lột, phải nhịn nhục.
    • Cai lệ: kẻ bóc lột, thái độ hống hách, tàn ác.
  • Đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày => "tức nước – vỡ bờ", chị phải vùng lên để bảo vệ chồng.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com