Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn lớp 9

Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - trang 43 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Tìm bố cục của truyện

Trả lời:

  • Phần 1: Từ đầu…cha mẹ đẻ mình =>Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương.
  • Phần 2: Tiếp …đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
  • Phần 3: Còn lại =>Phan Lang và Vũ Nương gặp nhau, nàng được giải oan.

Câu 2: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

Trả lời:

  • Trong cuộc sống vợ chồng thường ngày: khuôn phép, nhường nhịn.
  • Khi tiễn chồng đi lính: thương và lo cho chồng.
  • Khi xa chồng: Ngày đêm nhớ thương, chăm sóc mẹ chồng chu toàn, mẹ mất thì ma chay như mẹ đẻ.
  • Khi chồng nghi oan: cố minh oan cho bản thân mình, khẳng định tấm lòng thủy chung. Khi đến nước đường cùng đành mượn nước sông quê để giãi tỏ sự trong sạch. 

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời:

Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất vì:

  • Trương Sinh đa nghi, hay ghen, độc đoán, không tin tưởng nàng. 
  • Xã hội Phong kiến bất công, số phận của người phụ nữ mong manh, bi thảm.

=>Từ đó ta thấy được thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: son sắt, thủy chung nhưng bé nhỏ, bạc mệnh. Qua đó thấy được tấm lòng thương cảm của tác giả.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.

Trả lời:

Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn, diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.

Những đoạn đối thoại, độc thoại được sắp xếp đúng chỗ, khiến câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật.

Câu 5: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời:

Những yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Phan Lang nằm mộng, thả rùa xanh.
  • Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được Linh Phi cứu sống, đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương….
  • Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oan.

Tác dụng của yếu tố kỳ ảo: tăng tính chân thực của truyện, tạo ra cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

[Luyện tập] Hãy kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.

Trả lời:

Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời nhỏ con nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo nó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập dàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net