[toc:ul]
Câu 1: (Trang 42 SGK) Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian thể hiện cách đáng giá như thế nào về nhà vua .
b. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện như thế nào ?
c.Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc ?
Câu 2: (Trang 43 – SGK) Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá như sau:
Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Câu 3: (Trang 43 – SGK) Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
Câu 4: (Trang 43 – SGK) Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước’’?
Câu 5: (Trang 43 – SGK) Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử’’ của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hóa như thế nào?
Xem thêm:
Các dạng bài văn mẫu viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Giá trị nội dung và nghê thuật trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Luyện tập
Bài tập 1: trang 43 sgk Ngữ văn 10 tập một
Có hai cách đánh giá như sau:
a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
b) Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến riêng của mình.
Bài tập 2: trang 43 sgk Ngữ Văn 10 tập một
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí tuyền thống của dân tộc ta?
Bài tập 3: trang 43 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Câu 1: Những chi tiết liên quan đến An Dương Vương:
1. An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.
2.An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
3.Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
4.Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
5.Vua thất bại và chém chết Mị Châu.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ do: nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, có trách nhiệm với đất nước, đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, thể hiện sự chân thành và hết lòng vì đất nước của An Dương Vương.
b. Sự thất bại của An Dương Vương là do:
c.Nhân dân đã thể hiện cách nhìn nhận của mình về vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước Âu Lạc, sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự với đất nước. Chi tiết nhà vua tự tay giết con gái cho thấy An Dương Vương đã đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Vì thế, trong lòng nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến.
Câu 2: Có hai chi tiết trong truyện về Mị Châu:
Mị Châu ở đây tuy đáng trách nhưng thực sự nàng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu ngây thơ với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gi, tác giả dân gian chỉ muốn nhấn mạnh sự cả tin và ngây thơ của Mị Châu, vì thế mới có bài học giữ nước cay đắng, xót xa nhưng thấm thía truyền đến tận hôm nay.
Câu 3: Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng trị là một dứt khoát, rõ ràng của lịch sử. Nó xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta. Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương, mang danh “bán nước’’ là nỗi oan của Mị Châu nên dân gian đã thành ngọc thạch như một cách rửa oan cho nàng, thể hiện sự thông cảm, bao dung đối với nàng.
Câu 4:
Câu 5:
Xem thêm: SGK
Giá trị nội dung và nghê thuật trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
1. Giá trị nội dung
Giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Nêu lên bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
2. Giá trị nghệ thuật:
Luyện tập
Bài tập 1:Em đồng ý với ý kiến (b): Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
=> Đôi trai tài - gái sắc ấy đã phải thực hiện sứ mệnh với dân tộc, cộng đồng của mình.
Bài tập 2:
Bài tập 3: Một số bài thơ về Mị Châu - Trọng Thủy:
Mị Châu - Trọng Thủy (Vân Thê)
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang
(1916)
Chiếc áo lông ngồng (Đinh Hoàng Anh)
(Nhớ về sự tích Mỵ Châu, Trọng Thuỷ)
Trên yên cương, vó ngựa phi xé gió
Băng qua thời gian, em bay vào giấc mơ
Chiếc áo của anh không thể nào gỡ bỏ
Vết lông ngỗng rơi, tim nhỏ máu từng giờ....
Em rời xa anh bay vào lãng quên
Kỵ sỹ đưa em về một trời mộng ảo
Nhưng chiếc áo còn trên vai em,
Chiếc áo..
lông ngỗng bay
trắng xoá
một trời đau...
Trọng Thuỷ ơi giờ ở đâu, ở đâu ???
Giếng sâu thẳm biết bao giờ vơi lệ nhỏ
Con đường tình lông ngỗng bay trong gió
Anh đi theo em, vằng vặc trăng tàn trôi....
Dù cách xa, còn vết lông ngỗng rơi
Em không muốn nhớ...
phút giây nào em không nhớ???
Anh đi theo em trong từng hơi thở
Tim chết dần theo từng chặng vó ngựa bay....
Nơi xa xôi hoa lá một trời say
Em vẫn đêm ngày thả hàng lông ngỗng trắng
Soi vào giếng nước xưa tìm lời yêu thầm lặng
Nơi đáy sông em về....
cũng đâu thể nguôi quên...
Giếng Trọng Thủy (Nguyễn Nhược Pháp)
Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi.
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
Phơn phớt hồn ma đóm lập lòe.
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề.
Răng rắc kêu như tiếng xương đập,
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre.
Nhấp nhoáng xiên trời chớp tóe xanh,
Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh.
Mưa đâp. Tù và rên văng vẳng
Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành.
(1-1933)
Câu 1: Những chi tiết liên quan đến An Dương Vương:
1. Xây thành nhưng thất bại.
2.Được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
3.Đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
4.Chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
5.Thất bại và chém chết Mị Châu.
a. Được thần linh giúp đỡ do => có ý thức đề cao cảnh giác, có trách nhiệm với đất nước, chân thành và hết lòng vì đất nước.
b. Sự thất bại của An Dương Vương là do: mất cảnh giác thứ nhất, đồng ý kết tình thông gia với Triệu Đà, mất cảnh giác lần 2 chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại.
c.Nhìn nhận của mình về vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước Âu Lạc: sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư, tự tay giết con gái => đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Trong lòng nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến.
Câu 2: Có hai chi tiết trong truyện về Mị Châu:
1.Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
2.Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
=> Mị Châu ở đây tuy đáng trách nhưng thực sự nàng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu ngây thơ với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gi.
Câu 3:
1.Mị Châu bị trừng trị dứt khoát, rõ ràng của lịch sử, xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta.
2.Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương, mang danh “bán nước’’ là nỗi oan của Mị Châu nên dân gian đã thành ngọc thạch như một cách rửa oan cho nàng, thể hiện sự thông cảm, bao dung đối với nàng.
Câu 4:
1.Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”: kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy.
2.Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu => chứng minh cho sự trong trắng.
3.Giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.
4.Ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn => tính nhân đạo trong tâm thức người Việt.
Câu 5: Cốt lõi lịch sử: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay của Triệu Đà. Những chi tiết khác chỉ là sự hư cấu giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thể hiện cái nhìn bao dung của nhân dân ta.
Xem thêm: SGK
Giá trị nội dung và nghệ thuật:
Giá trị nội dung: nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc, bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Giá trị nghệ thuật: Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian, chi tiết kì ảo, hoang đường đã tạo nên màu sắc thần kì đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn.
Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng ý với ý kiến (b) => Trọng Thủy là gián điệp, nhưng bản thân Trọng Thủy là hoàng tử của nước láng giềng nên chàng buộc lòng phải từ bỏ hạnh phúc cá nhân để làm tròn bổn phận với cộng đồng. Mị Châu là người con gái nhẹ dạ, cả tin nhưng tình yêu của nàng với Trọng Thủy là thật thậm chí tiết lộ cả bí mật quốc gia với một người xa lạ. => Đôi trai tài - gái sắc ấy đã phải thực hiện sứ mệnh với dân tộc, cộng đồng của mình.
Bài tập 2:
Bài tập 3: Một số bài thơ về Mị Châu - Trọng Thủy:
Câu 1: Chi tiết: Xây thành nhưng thất bại. / Được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần. / Đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất. / Chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh. / Thất bại và chém chết Mị Châu.
a. Thần linh giúp đỡ: có trách nhiệm với đất nước, có ý thức đề cao cảnh giác, hết lòng vì đất nước.
b. Sự thất bại do: mất cảnh giác đồng ý kết tình thông gia với Triệu Đà, chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại.
c. Vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước: sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư, đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân.
=> An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến trong lòng dân
Câu 2: Có hai chi tiết: Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần. / Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo. => Mị Châu tuy đáng trách nhưng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gia.
Câu 3: Mị Châu bị trừng trị dứt khoát=> rõ ràng của lịch sử, xuất phát từ truyền thống yêu nước, thiết tha với độc lập tự do. Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương, mang danh “bán nước’’ là nỗi oan của Mị Châu nên dân gian đã thành ngọc thạch như một cách rửa oan cho nàng, thể hiện sự thông cảm, bao dung đối với nàng.
Câu 4: “ngọc trai – giếng nước”: kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy. (Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu => sự trong trắng. Giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy. Ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn, tính nhân đạo trong tâm thức người Việt. )
Câu 5: Cốt lõi lịch sử: thời An Dương Vương: có thành cao, hào sâu, vũ khí => đủ để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay của Triệu Đà.
Xem thêm: SGK
Nội dung:
1. Nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc.
2.Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
3.Cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Nghệ thuật
1.Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu => mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
2.Chi tiết kì ảo, hoang đường => tạo nên màu sắc thần kì đặc trưng, sự hấp dẫn.
Luyện tập
Bài tập 1: Đồng ý với ý kiến (b) (Trọng Thủy bản thân là hoàng tử của nước láng giềng nên buộc lòng phải từ bỏ hạnh phúc cá nhân để làm tròn bổn phận với cộng đồng. Mị Châu là người con gái nhẹ dạ, cả tin thậm chí tiết lộ cả bí mật quốc gia với một người xa lạ. )
=> Phải thực hiện sứ mệnh với dân tộc, cộng đồng của mình.
Bài tập 2:
Bài tập 3: Một số bài thơ: Chiếc áo lông ngồng (Đinh Hoàng Anh), Giếng Trọng Thủy (Nguyễn Nhược Pháp)