Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi: + Trong hình có những yếu tố tự nhiên nào? + Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên đó như thế nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Trong hình có cây, đất, có ruộng, sông,… + Đặc điểm của đất vùng Đồng bằng Nam Bộ là bằng phẳng, có xu hướng mở rộng về phía biển. Đặc điểm sông ngòi ở đây dày đặc. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa và có nhiều vùng đất trũng.
- GV tổng kết và dẫn dắt vào nội dung bài học về thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Bài 8 – Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hành chính Việt Nam. - Biết được các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin (SGK tr.37) và quan sát hình 2, làm việc cá nhân hoặc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ: + Xác định vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Kể tên những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chốt kiến thức trọng tâm của mục: + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ. + Vùng được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết được các đặc điểm về địa hình như độ cao, các dạng địa hình chính,... - Biết được các đặc điểm về khí hậu như nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, các mùa trong năm,... - Biết được các đặc điểm về sông, hồ như số lượng, tên các sông, hồ lớn,... - Biết được các đặc điểm về đất và sinh vật như các loại đất chính, đặc điểm của các loại sinh vật tự nhiên,… b. Cách tiến hành * Tìm hiểu về địa hình - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục (SGK tr.37) để thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Độ cao chủ yếu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ khoảng bao nhiêu mét? + So sánh địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ. - GV yêu cầu: Đc kĩ thang phân tầng độ cao, từ đó khai thác được lược đồ. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao chủ yếu dưới 50 m. + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, không nhiều đồi núi như vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Trên thực tế, vùng Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao trung bình dưới 25m. - GV cho HS quan sát lược đồ và diễn giải: Đồng bằng có dạng hình tam giác, hiện nay vẫn tiếp tục mở rộng về phía biển. Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích khoảng 15 000 km, là đồng bằng lớn thứ hai ở nước ta. * Tìm hiểu về khí hậu - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục (SGK tr.38) và cho biết: + Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV gọi 1 – 2 HS đại diện trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá và chuẩn kiến thức: + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 23°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1 600 mm đến 1 800 mm. + Khí hậu của vùng chia hai mùa: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều. + Mùa đông của vùng là do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phương Bắc xuống. Thời tiết ở nửa đầu mùa đông lạnh, khô; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm và thường có mưa phùn. * Tìm hiểu về sông ngòi - GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin (SGK tr.38) và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Kể tên và xác định trên lược đồ một số sông lớn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở vùng (dày đặc hay thưa thớt, mạng lưới sông tập trung ở từng khu vực hay toả khắp vùng,...). + Nêu vai trò của sông ngòi ở vùng.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức: + Một số sông lớn ở vùng: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy,... + Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tỏa khắp vùng. + Sông ngòi cung câp cho vùng lượng nước và phù sa lớn. - GV chỉ trên lược đồ và kết luận: Hai hệ thống sông chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, nhất là hệ thống sông Hồng với nhiều nhánh. Đây là hai hệ thống sông giúp bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. * Tìm hiểu về đất và sinh vật
|
- HS quan sát hình, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, vào bài học mới.
- HS làm việc cá nhân hoặc cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình 2.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình 2.
- HS chia nhóm thảo luận theo cặp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác