Câu 2.13: Ghép các tên loài động vật tương ứng với dạng hệ thần kinh của chúng.
Loài động vật | Hệ thần kinh |
(a) Mèo (b) Muỗi (c) San hô (d) Cá chép | (1) Dạng lưới (2) Dạng chuỗi hạch (3) Dạng ống |
Hướng dẫn trả lời:
(a) – (3): Mèo có hệ thần kinh dạng ống.
(b) – (2): Muỗi có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
(c) – (1): San hô có hệ thần kinh dạng lưới.
(d) – (3): Cá chép có hệ thần kinh dạng ống.
Câu 2.14: Những bộ phận của một neuron điển hình gồm:
(1) Màng tế bào (2) Chất dẫn truyền thần kinh (3) Khe synap
(4) Nhân tế bào (5) Sợi trục, sợi nhánh (6) Tơ cơ
A. (1), (2), (3) và (4). B. (2), (3), (5) và (6).
C. (1), (2), (4) và (5). D. (2), (3), (4) và (5).
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Một neuron điển hình có cấu tạo gồm các phần: phần thân chứa nhân và các bào quan, các sợi nhánh là tua ngắn bao quanh thân và sợi trục dài.
Câu 2.15: Thứ tự các bước nào sau đây là đúng về quá trình truyền tin qua synapse hoá học?
(1) Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.
(2) Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hoá học vào khe synapse.
(3) Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hoá học chứa trong các bóng.
(4) Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca2+ đi từ ngoài vào trong chùy synapse.
(5) Chất truyền tin hoá học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse.
(6) Enzyme phân giải chất truyền tin hoá học thành các tiểu phần.
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).
B. (2) → (3) → (1) → (6) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (5) → (3) → (6) → (2).
D. (4) → (2) → (5) → (1) → (6) → (3).
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Thứ tự các bước về quá trình truyền tin qua synapse hoá học:
(4) Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca2+ đi từ ngoài vào trong chùy synapse.
(2) Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hoá học vào khe synapse.
(5) Chất truyền tin hoá học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse.
(1) Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.
(6) Enzyme phân giải chất truyền tin hoá học thành các tiểu phần.
(3) Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hoá học chứa trong các bóng.
Câu 2.16: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các bộ phận trong một cung phản xạ là không đúng?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích là các thụ thể cảm giác.
B. Bộ phận dẫn truyền là dây thần kinh hướng tâm và li tâm.
C. Bộ phận trung ương thần kinh làm nhiệm vụ xử lí thông tin, đưa ra quyết định Trả lời kích thích và lưu giữ thông tin.
D. Bộ phận Trả lời là các cơ xương trong cơ thể.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Trong một cung phản xạ, bộ phận Trả lời có thể là cơ hoặc tuyến. Cơ Trả lời kích thích bằng cách co hoặc dãn, tuyến Trả lời kích thích bằng cách tăng hoặc giảm tiết các chất.
Câu 2.17: Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học?
A. Mắt, tai. B. Tai, da. C. Mũi, lưỡi. D. Mắt, da.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Thụ thể ở tai, da tiếp nhận kích thích cơ học (áp lực, sự va chạm, xúc giác, căng dãn của các cơ, âm thanh và chuyển động).
Câu 2.18: Những phản xạ nào trong các phản xạ dưới đây là phản xạ có điều kiện?
(1) Toát mồ hôi khi trời nóng.
(2) Mặc áo ấm khi trời lạnh.
(3) Tăng nhịp tim khi chạy bộ.
(4) Tăng nhịp tim khi nghe một thông tin xúc động.
(5) Rụt tay khi thấy nước bốc hơi từ bình đun nước.
A. (1), (3) và (5). B. (2), (4) và (5).
C. (2), (3) và (4). D. (3), (4) và (5).
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
- (2) Mặc áo ấm khi trời lạnh, (4) Tăng nhịp tim khi nghe một thông tin xúc động, (5) Rụt tay khi thấy nước bốc hơi từ bình đun nước là những phản xạ có điều kiện vì đây là những phản xạ được hình thành trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm trong đời sống.
- (1) Toát mồ hôi khi trời nóng, (3) Tăng nhịp tim khi chạy bộ là những phản xạ không điều kiện vì đây là những phản xạ do bẩm sinh, di truyền; không cần học tập, rút kinh nghiệm trong đời sống.
Câu 2.19: Khẳng định nào dưới đây về chất kích thích là không đúng?
A. Chất kích thích thường là những chất gây nghiện do tác động gây hưng phấn thần kinh.
B. Chất kích thích có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng làm cơ thể phụ thuộc vào chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn sử dụng chất đó đến mức có thể mất kiểm soát hành vi.
C. Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh.
D. Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ không điều kiện với những tác nhân gây nghiện.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ có điều kiện bền vững với những tác nhân gây nghiện và người nghiện có thể bị những tổn thương khó phục hồi trên não.