Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 15: Áp suất trên một bề mặt. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. ÁP LỰC LÀ GÌ?

Câu 1 : Quan sát Hình 15.1 Trang 64, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả đưới đây là áp lực.

- Lực của người tác dụng lên sợi dây.

- Lực của sợi đây tác dụng lên thùng hàng.

- Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.

- Lực của ngón tay tác dụng lên mũi đinh.

- Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.

Trả lời:

Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp 

II. ÁP SUẤT

Câu 1: Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún.

Trả lời:

Áp lực (F)

Diện tích bị ép (S)

Độ lún (h)

Fb > Fa

Sb  = Sa

hb > ha

Fc = Fa

Sc < Sa

hc >ha

- Cùng diện tích bị ép, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.

- Cùng độ lớn của áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.

$\rightarrow $ Tác dụng của độ lún phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.

Câu 2: Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 $m^{2}$.

b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường năm ngang là 250 $cm^{2}$..

Trả lời:

a) $p_{xe}$=$\frac{F}{S}$=$\frac{350000}{1,5}$=233 333(N)

b) $p_{ô tô}$=$\frac{F}{S}$=$\frac{25000}{0,025}$=1 000 000 (N)

Vậy áp suất của ô tô lớn hơn xe tăng.

Câu 3: Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.

Trả lời:

Khi đứng thì diện tích bề mặt tiếp xúc với đệm sẽ nhỏ hơn, với cùng một áp lực, vì vậy khi đứng thì đệm lúc sâu hơn  khi nằm

Câu 4: Từ công thức tính áp suất p = $\frac{F}{S}$ hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất.

Trả lời:

Các cách làm tăng áp suất

  • Cách 1: Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

  • Cách 2: Giảm diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.

  • Cách 3: Đồng thời giảm diện tích bị ép, tăng áp lực.

Các cách làm giảm áp suất

  • Cách 1: Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.

  • Cách 2: Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

  • Cách 3: Vừa giảm áp lực tác dụng lên bề mặt, vừa tăng diện tích tiếp xúc.

Thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ đưới đây:

Câu 5: Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc xuống đất. Hãy đề xuất phương án để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng. Giải thích.

Trả lời:

Người ta nên vót nhọn đầu cọc đóng xuống đất và dùng lực theo phương vuông góc với mặt đất. Điều này sẽ làm giảm diện tích bị ép dẫn đến tăng áp suất vì vậy ta đóng cọc được dễ dàng hơn

Câu 6: Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta thường làm như thế nào? Mô tả cách làm và giải thích.

Trả lời:

Người lái có thể sử dụng rơm, cỏ khô để thoát lầy. Trong trường hợp không có rơm thì có thể thay thế bằng cỏ khô hoặc cành cây.

Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thanh gỗ, buộc thanh gỗ bản dẹt ngang bánh xe. 

Để thoát lầy cần triệt tiêu ma sát trượt của bánh xe. Do đó, thanh gỗ hay xích sắt, rơm, cỏ,... sẽ giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, giảm tác động của áp lực, giúp bánh xe có được độ bám và thoát lún nhanh chóng.

Câu 7: Hãy giải thích tại sao cá sấu có hàm răng rất nhọn.

Trả lời:

Răng nhọn sẽ làm giảm diện tích bị ép dẫn đến tăng áp suất giúp cá sấu nhai con mồi nhanh và hiệu quả.

Câu 8: Nêu thêm những ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất.

Trả lời:

Ví dụ cách làm tăng áp suất

  • Khi đóng đinh vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)

  • Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.

  • Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

  • Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.

  • Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, giải khoa học tự nhiên 8 KNTT, giải KHTN 8 KNTT, Giải KHTN 8 bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 KNTT mới

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com