Câu 1: Em hãy lấy ví dụ về hệ sinh thái
Trả lời:
Rừng nhiệt đới, hoang mạc, sa mạc, thảo nguyên, savan đồng cỏ, rừng thông phương Bắc, rừng ôn đới, đồng rêu hàn đới,...
Câu 2: Đọc thông tin trên và quan sát hình 44.1 trang 181 phân tích thành phần của một hệ sinh thái
Trả lời:
Vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ…
Hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: thực vật.
Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật.
Sinh vật phân giải.
Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường → 1 thể thống nhất tương đối ổn định.
Câu 3: Em hãy nêu ví dụ về các nhân vật trong nhóm sinh vật sản xuất sinh vật tiêu thụ trong một hệ sinh thái
Trả lời:
Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi.
Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo, tôm, động vật nổi, tép, cua
Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa.
Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.
Sinh vật phản giải: vi sinh vật.
Câu 4: Cho các hệ sinh thái sau: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối, hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái rạn san hô. Em hãy sắp xếp các dạng sinh thái trên vào kiểu dạng sinh thái phù hợp.
Trả lời:
Hệ sinh thái tự nhiên: đồng cỏ, suối, rừng lá rộng ôn đới, rừng ngập mặn, rạn san hô.
Hệ sinh thái nhân tạo: ruộng bậc thang
Câu 1: Quan sát hình 44.3 trang 183 Phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa châu chấu và các sinh vật đứng trước và sau trong chuỗi thức ăn
Trả lời:
Cỏ là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch
Câu 2: Cho ví dụ và vẽ sơ đồ về lưới thức ăn.
Trả lời:
Câu 3: Quan sát hình 44.3 trang 183, cho biết đây là tháp sinh thái nào?
Trả lời:
Tháp số lượng
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái.
Trả lời:
Các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.