[toc:ul]
1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ.
HĐ1
a) Hàm số f(x) = x$^{2}$
Do đó f(-x) = f(x)
b) Hàm số g(x) = x
Do đó g(-x) = -g(x).
=> Ta nói hàm số f(x) = x$^{2}$ là hàm số chẵn; hàm số g(x) = x là hàm số lẻ.
Khái niệm: Cho hàm số y = f(x) với tập xác định D.
Chú ý
Ví dụ 1: (SGK – tr.22).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.22).
Luyện tập 1
a) Hàm số $g(x)= x^{3}$ là hàm số lẻ vì:
Tập xác định là $D=\mathbb{R}$;
$\forall x\in \mathbb{R}$ thì $-x\in \mathbb{R}$ và $g(-x)=(-x)^{3}=-x^{3}=-g(x)$.
b) Ví dụ: $y=2x+1, y=(x+2)^{2}, y=x^{2}+x+1$
2. Hàm số tuần hoàn.
HĐ2
a) Đồ thị hàm số trên mỗi đoạn [a ; a + T], [a + T; a + 2T], [a – T; a] có dạng giống nhau.
b) Ta có: f($x_{o}$ + T) = f($x_{o}$)
f($x_{o}$ - T) = f($x_{o}$)
Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x) với tập xác định D. Hàm số y = f(x) được gọi là tuần hoàn nếu tồn tại một số T khác 0 sao cho với mọi x ∈ D, ta có:
Số T nhỏ nhất thỏa mãn (nếu có) các tính chất trên được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.
Ví dụ 2: (SGK – tr.23).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.24).
Luyện tập 2
Ví dụ về hàm số tuần hoàn:
Cho T là một số hữu tỉ và hàm số f(x) được cho bởi công thức sau:
Chứng minh:
f(x) có tập xác định trên R.
Do đó f(x + T) = f(x) với mọi x.
Vậy hàm số f(x) là hàm số tuần hoàn.
Nhận xét: Cho hàm số tuần hoàn chu kì T. Từ đồ thị hàm số đó trên đoạn [a; a + T], ta dịch chuyển song song với trục hoành sang phải (hoặc sang trái) theo đoạn có độ dài T thì được đồ thị hàm số trên đoạn [a + T; a + 2T] (hoặc [a – T; a]).
1. Định nghĩa.
HĐ3
Giả sử tung độ của điểm M là y.
Khi đó ta có sinx = y.
=> Ứng với mỗi số thực x, có duy nhất một giá trị sin x.
Định nghĩa: Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với một số thực sin x được gọi là hàm số y = sin x .
Tập xác định của hàm số y = sin x là R.
2. Đồ thị của hàm số y=sin x
HĐ4
a) Thay từng giá trị của x vào hàm số y = sinx ta có bảng sau:
x | -π | -$\frac{5\pi }{6}$ | -$\frac{\pi }{2}$ | -$\frac{\pi }{6}$ |
y = sin x | 0 | -$\frac{1}{2}$ | -1 | -$\frac{1}{2}$ |
x | 0 | $\frac{\pi }{6}$ | $\frac{\pi }{2}$ | $\frac{5\pi }{6}$ |
y = sin x | 0 | $\frac{1}{2}$ | 1 | $\frac{1}{2}$ |
x | π
| |||
y = sin x | 0 |
b) Lấy thêm một số điểm (x; sin x) với x ∈ [-π;π] trong bảng sau và nối lại ta được đồ thị hàm số y = sin x trên đoạn [-π;π].
x | -$\frac{3\pi }{4}$ | -$\frac{2\pi }{3}$ | -$\frac{\pi }{3}$ | -$\frac{\pi }{4}$ |
y = sin x | -$\frac{\sqrt{2}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{3}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{3}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{2}}{2}$ |
x | $\frac{\pi }{4}$ | $\frac{\pi }{3}$ | $\frac{2\pi }{3}$ | $\frac{3\pi }{4}$ |
y = sin x | $\frac{\sqrt{2}}{2}$ | $\frac{\sqrt{3}}{2}$ | $\frac{\sqrt{3}}{2}$ | $\frac{\sqrt{2}}{2}$ |
c) Làm tương tự như trên đối với các đoạn [-3π; -π], [π; 3π],…, ta có đồ thị hàm số y = sin x trên R được biểu diễn ở hình vẽ sau:
3. Tính chất của hàm số y = sin x.
HĐ5
a) Tập giá trị của hàm số y = sin x là [-1; 1].
b) Gốc toạ độ O là tâm đối xứng của đồ thị hàm số.
Do đó hàm số y = sin x là hàm số lẻ.
c) Bằng cách dịch chuyển đồ thị hàm số y = sin x trên đoạn [-π; π] song song với trục hoành sang phải theo đoạn có độ dài 2π, ta sẽ nhận được đồ thị hàm số y = sin x trên đoạn [π; 3π].
Làm tương tự như trên ta sẽ được đồ thị hàm số y = sin x là hàm số tuần hoàn với chu kì T = 2π.
Xét hàm số f(x) = y = sin x trên R, với T = 2π và x ∈ R.
Do đó hàm số y = sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì T = 2π.
d) Quan sát đồ thị hàm số y = sin x ta thấy:
Ta có: $\left ( -\frac{5\pi }{2};\frac{5\pi }{2} \right )$ = $\left ( -\frac{\pi }{2}-2\pi ;\frac{\pi }{2}-2\pi \right )$; $\left ( \frac{3\pi }{2};\frac{5\pi }{2} \right )$ = $\left ( -\frac{\pi }{2}+2\pi ;\frac{\pi }{2}+2\pi \right )$
Do đó ta có thể viết hàm số đồng biến trên mỗi khoảng $\left ( -\frac{\pi }{2}+k2\pi ;\frac{\pi }{2}+k2\pi \right )$ với k ∈ Z.
Ta có: $\left ( -\frac{3\pi }{2};-\frac{\pi }{2} \right )$ = $\left ( \frac{\pi }{2}-2\pi ;\frac{3\pi }{2}-2\pi \right )$; ...
Do đó ta có thể viết hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng $\left ( \frac{\pi }{2}+k2\pi ;\frac{3\pi }{2}+k2\pi \right )$ với k ∈ Z.
Tính chất
Ví dụ 3: (SGK – tr.25).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.23).
Luyện tập 3
Do $(-\frac{7\pi }{2}; -\frac{5\pi }{2}) = (\frac{\pi }{2}-4\pi ,\frac{3\pi }{2}-4\pi)$ nên hàm số $y=sinx$ nghịch biến trên khoảng $(-\frac{7\pi }{2}; -\frac{5\pi }{2})$.
Nhận xét: Dựa vào đồ thị của hàm số y = sin x (hình 24), ta thấy sin x = 0 tại những giá trị x = kπ, (k ∈ Z). Vì vậy, tập hợp các số thực x sao cho sin x ≠ 0 là E = R\ k ∈ Z.
1. Định nghĩa
HĐ6
Giả sử hoành độ của điểm M là y.
Khi đó ta có cos x = y => Ứng với mỗi số thực x, có duy nhất một giá trị cos x.
Định nghĩa: Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với một số thực cos x được gọi là hàm số y = cos x.
Tập xác định của hàm số y = cos x là R.
2. Đồ thị của hàm số y=cos x.
HĐ7
a) Thay từng giá trị của x vào hàm số y = cos x ta có bảng sau:
x | -π | -$\frac{2\pi }{3}$ | -$\frac{\pi }{2}$ | -$\frac{\pi }{3}$ |
y=cos x | -1 | -$\frac{1}{2}$ | 0 | $\frac{1}{2}$ |
x | 0 | $\frac{\pi }{3}$ | $\frac{\pi }{2}$ | $\frac{2\pi }{3}$ |
y=cos x | 1 | $\frac{1}{2}$ | 0 | -$\frac{1}{2}$ |
x | π
| |||
y=cos x | -1 |
b) Lấy thêm một số điểm (x; cos x ) với x ∈ [-π; π] trong bảng sau và nối lại ta được đồ thị hàm số y = cos x trên đoạn [-π; π].
x | -$\frac{5\pi }{6}$ | -$\frac{3\pi }{4}$ | -$\frac{\pi }{4}$ | -$\frac{\pi }{6}$ |
y=cos x | -$\frac{\sqrt{3}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{2}}{2}$ | $\frac{\sqrt{2}}{2}$ | $\frac{\sqrt{3}}{2}$ |
x | $\frac{\pi }{6}$ | $\frac{\pi }{4}$ | $\frac{3\pi }{4}$ | $\frac{5\pi }{6}$ |
y=cos x | $\frac{\sqrt{3}}{2}$ | $\frac{\sqrt{2}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{2}}{2}$ | -$\frac{\sqrt{3}}{2}$ |
c) Làm tương tự như trên đối với các đoạn [-3π; -π], [π; 3π],…, ta có đồ thị hàm số y = cos x trên R được biểu diễn ở hình vẽ sau:
3. Tính chất của hàm số y = cos x.
HĐ8
a) Tập giá trị của hàm số y = cos x là [‒1; 1].
b) Trục tung là trục đối xứng của đồ thị hàm số.
Do đó hàm số y = cos x là hàm số chẵn.
c) Bằng cách dịch chuyển đồ thị hàm số y = cos x trên đoạn [‒π; π] song song với trục hoành sang phải theo đoạn có độ dài 2π, ta sẽ nhận được đồ thị hàm số y = cos x trên đoạn [π; 3π].
Làm tương tự như trên ta sẽ được đồ thị hàm số y = cosx trên ℝ.
Xét hàm số f(x) = y = cos x trên ℝ, với T = 2π và x ∈ R ta có:
Do đó hàm số y = cos x là hàm số tuần hoàn với chu kì T = 2π.
d) Quan sát đồ thị hàm số y = cosx ta thấy:
Ta có: (‒3π;‒2π) = (‒π ‒2π; 0 ‒ 2π);
(π; 2π) = (‒π + 2π; 0 + 2π); …
Do đó ta có thể viết hàm số đồng biến trên mỗi khoảng (‒π + k2π; k2π) với k ∈ Z.
Ta có: (‒2π; ‒π) = (0 ‒ 2π; π ‒ 2π);
(2π; 3π) = (0 + 2π; π + 2π);
Do đó ta có thể viết hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π; π + k2π) với k∈Z.
Tính chất
Ví dụ 4: (SGK – tr.27).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.27).
Luyện tập 4
Do $(-2\pi ;-\pi )=(-\pi -\pi ;-\pi )$ nên hàm số $y=cosx$ đồng biến trên khoảng $(-2\pi ;-\pi )$.
1. Định nghĩa
HĐ9
Nếu cos x ≠ 0, tức x ∈ R\ {$\frac{\pi }{2}+k\pi $ | k ∈ Z}
Hay x ∈ D thì ta có: tan x = $\frac{sinx}{cosx}$.
Định nghĩa
2. Đồ thị hàm số y=tan x
HĐ10
a) Thay từng giá trị của x vào hàm số y = tanx ta có bảng sau:
x | -$\frac{\pi }{3}$ | -$\frac{\pi }{4}$ | 0 |
y = tan x | -$\sqrt{3}$ | -1 | 0 |
x | $\frac{\pi }{4}$ | $\frac{\pi }{3}$ | |
y = tan x | 1 | $\sqrt{3}$ |
b) Lấy thêm một số điểm x;tan x với x ∈ $\left ( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right )$ trong bảng sau và nối lại ta được đồ thị hàm số y = tanx trên khoảng x ∈ $\left ( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right )$
x | -$\frac{\pi }{6}$ | $\frac{\pi }{6}$ |
y=tan x | -$\frac{\sqrt{3}}{3}$ | $\frac{\sqrt{3}}{3}$ |
c) Làm tương tự như trên đối với các $\left ( \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right )$, $\left ( -\frac{3\pi }{2};-\frac{\pi }{2} \right )$,… ta có đồ thị hàm số y = tanx trên D được biểu diễn ở hình vẽ sau:
3. Tính chất của hàm số y = tan x
HĐ11
a) Tập giá trị của hàm số y = tan x là R.
b) Gốc toạ độ là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = tanx.
Do đó hàm số y = tan x là hàm số lẻ.
c) Bằng cách dịch chuyển đồ thị hàm số y = tan x trên khoảng $\left ( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right )$ song song với trục hoành sang phải theo đoạn có độ dài π, ta sẽ nhận được đồ thị hàm số y = tan x trên khoảng $\left ( \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right )$.
Làm tương tự như trên ta sẽ được đồ thị hàm số y = tan x trên R\ {$\frac{\pi }{2}+k\pi $ | k ∈ Z}.
Xét hàm số f(x) = y = tanx trên D=R\ k∈Z với T = π và x ∈ D ta có:
Do đó hàm số y = tan x là hàm số tuần hoàn với chu kì T = π.
d) Quan sát đồ thị hàm số y = tanx ở Hình 29, ta thấy: đồ thị hàm số đồng biến trên mỗi khoảng $\left ( -\frac{3\pi }{2};-\frac{\pi }{2} \right )$, $\left ( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right )$, $\left ( \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right )$, ...
Ta có: $\left ( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right )$ = $\left ( -\frac{\pi }{2}+\pi ;\frac{\pi }{2}+\pi \right )$
Do đó ta có thể viết đồ thị hàm số y = tan x đồng biến trên mỗi khoảng $\left ( -\frac{\pi }{2}+k\pi ;\frac{\pi }{2}+k\pi \right )$ với k ∈ Z.
Tính chất
Ví dụ 5: (SGK – tr.29).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.29).
Luyện tập 5
Với mỗi số thực m, chỉ có một giao điểm giữa đường thẳng $y = m $ và đồ thị hàm số $y=tanx$ trên khoảng $(-\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2})$.
1. Định nghĩa
HĐ12
Nếu sin x ≠ 0, tức x ∈ R\ {$k\pi $ | k ∈ Z} hay xE thì ta có: cotx = $\frac{cosx}{sinx}$.
Định nghĩa
Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x ∈ E với một số thực cotx được gọi là hàm số y = cot x .
Tập xác định của hàm số y = cotx là E = R\ {$k\pi $ | k ∈ Z}.
2. Đồ thị của hàm số y = cot x.
HĐ13
a) Thay từng giá trị của x vào hàm số y = cotx ta có bảng sau:
x | $\frac{\pi }{6}$ | $\frac{\pi }{4}$ | $\frac{\pi }{2}$ |
y=cot x | $\sqrt{3}$ | 1 | 0 |
x | $\frac{3\pi }{4}$ | $\frac{5\pi }{6}$ | |
y=cot x | -1 | -$\sqrt{3}$ |
b) Lấy thêm một số điểm (x; cot x) với x ∈ (0; π) trong bảng sau và nối lại ta được đồ thị hàm số y = cot x trên khoảng x ∈ (0; π)
x | $\frac{\pi }{3}$ | $\frac{2\pi }{3}$ |
y=cot x | $\frac{\sqrt{3}}{3}$ | -$\frac{\sqrt{3}}{3}$ |
c) Làm tương tự như trên đối với các $\left ( \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right )$, $\left ( -\frac{3\pi }{2};-\frac{\pi }{2} \right )$,…, ta có đồ thị hàm số y = tan x trên D được biểu diễn ở hình vẽ sau:
3. Tính chất của hàm số y = cot x
HĐ14
a) Tập giá trị của hàm số y = cot x là ℝ.
b) Gốc toạ độ là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = cotx .
Do đó hàm số y = cot x là hàm số lẻ.
c) Bằng cách dịch chuyển đồ thị hàm số y = cot x trên khoảng (0; π) song song với trục hoành sang phải theo đoạn có độ dài π, ta sẽ nhận được đồ thị hàm số y = cot x trên khoảng (π; 2π).
Làm tương tự như trên ta sẽ được đồ thị hàm số y = cotx trên R\ {kπ | k∈Z}.
Xét hàm số f(x) = y = cot x trên D = R\ {kπ | k∈Z}, với T = π và x ∈ D.
Do đó hàm số y = cotx là hàm số tuần hoàn với chu kì T = π.
d) Quan sát đồ thị hàm số y = cot x ở Hình 31, ta thấy: đồ thị hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng (-2π; -π); (-π; 0); (0; π); (π; 2π),…
Ta có thể viết đồ thị hàm số y = cotx nghịch biến trên mỗi khoảng (kπ; π + kπ) với k ∈ Z.
Tính chất
Ví dụ 6: (SGK – tr.30).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.30).
Luyện tập 6
Xét đồ thị của hàm số y = m và đồ thị của hàm số y = cotx trên khoảng (0; π) (hình vẽ).
Từ đồ thị của hai hàm số trên hình vẽ, ta thấy mọi m ∈ R thì hai đồ thị trên luôn cắt nhau tại 1 điểm.
Vậy số giao điểm của đường thẳng y = m (m ∈ ℝ) và đồ thị hàm số y = cotx trên khoảng (0; π) là 1