[toc:ul]
1. Hàm số liên tục tại một điểm
HĐ 1
a) Ta có: $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 1}{lim}x=1$
b) Ta có: f(1) = 1 nên $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=f(1)$
Kết luận: Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) và x$_{0}$ ∈ (a; b). Hàm số y = f(x) được gọi là liên tục tại điểm x$_{0}$ nếu $\lim_{x\rightarrow x_{0}}f(x)=f(x_{0})$.
Nhận xét: Hàm số y = f(x) không liên tục tại điểm x$_{0}$ được gọi là gián đoạn tại x$_{0}$.
Ví dụ 1 (SGK -tr.73)
Luyện tập 1
Ta có: $f(1)=2$
$\lim_{x\rightarrow 1} f(x)=\lim_{x\rightarrow 1} (x^{3}+1)=2$
Suy ra: $\lim_{x\rightarrow 1} f(x)=f(1)=2$
Do đó: Hàm số $f(x)=x^{3}+1$ liên tục tại $x_{0}=1$.
2. Hàm số liên tục trên một khoảng hoặc một đoạn
HĐ 2
a) Với x$_{0}$ ∈ ℝ bất kì ta có: $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}=x_{0}+1-f(x_{0})$. Do đó hàm số liên tục tại x = x$_{0}$.
b) Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy: Đồ thị hàm số là một đường thẳng liền mạch với mọi giá trị x ∈ ℝ.
Định nghĩa
Chú ý: Khái niệm hàm số liên tục trên các tập hợp có dạng (a; b], [a; b), (a; +∞), [a; +∞), (-∞; a), (-∞; a], (-∞; +∞) được định nghĩa tương tự.
Nhận xét: Đồ thị hàm số liên tục trên một khoảng là “đường liền” trên khoảng đó.
Ví dụ 2 (SGK -tr.75)
Luyện tập 2
Ta có: $\lim_{x\rightarrow 2^{-}} f(x)=\lim_{x\rightarrow 2^{-}}(x-1)=1$
$\lim_{x\rightarrow 2^{+}} f(x)=\lim_{x\rightarrow 2^{+}}(-x)=-2$
$f(2)=-2$
Do đó: $\lim_{x\rightarrow 2^{-}} f(x)\neq \lim_{x\rightarrow 2^{+}} f(x)=f(2)$
Suy ra hàm số không liên tục tại x = 2.
Vậy hàm số không liên tục trên R
1. Tính liên tục của một số hàm sơ cấp cơ bản
HĐ 3:
Vậy hàm số liên tục trên từng khoảng xác định.
Định lí:
Ví dụ 3 (SGK -tr.76)
Luyện tập 3
Tập xác định: $\mathbb{R} \setminus \left \{ 8 \right \}$
Do hàm số đã cho là hàm phân thức hữu tỉ nên hàm số này liên tục trên mỗi khoảng $(-\infty,8)$ và $(8,+\infty)$.
2. Tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục
HĐ 4
a) Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 2}{lim}(x^{3}+x)= 2^{3}+2 = 10 = f(2)$. Do đó hàm số f(x) liên tục tại x = 2.
Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}g(x)=\underset{x\rightarrow 2}{lim}(x^{2}+1)= 2^{2}+1 = 5 = g(2)$. Do đó hàm số g(x) liên tục tại x = 2.
b) Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}(f(x)+g(x))=\underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x)+\underset{x\rightarrow 2}{lim}(x)=10+5=15=f(2)+g(2)$
Do đó hàm số f(x) + g(x) liên tục tại x = 2.
Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}(f(x)-g(x))=\underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x)-\underset{x\rightarrow 2}{lim}g(x)=10-5=5=f(2)-g(2)$
Do đó hàm số f(x) – g(x) liên tục tại x = 2.
Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}(f(x).g(x))=\underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x).\underset{x\rightarrow 2}{lim}g(x)=10.5=50=f(2).g(2)$
Do đó hàm số f(x).g(x) liên tục tại x = 2.
Tại x = 2 có $\underset{x\rightarrow 2}{lim}(\frac{f(x)}{g(x)})=\frac{\underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x)}{\underset{x\rightarrow 2}{lim}g(x)}=\frac{10}{5}=2=\frac{f(2)}{g(2)}$
Do đó hàm số $\frac{f(x)}{g(x)}$ liên tục tại x = 2.
Định lí: Giả sử y = f(x) và y = g(x) là hai hàm số liên tục tại điểm x$_{0}$. Khi đó:
Ví dụ 4 (SGK -tr.76)
Luyện tập 4
Hàm số y = sinx và y = cosx liên tục trên R.
Do đó hàm số y = sinx + cosx liên tục trên R