Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 12: VẬT DẪN NHIỆT TỐT VÀ VẬT DẪN NHIỆT KÉM
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 1 | |||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh và dẫn dắt đặt câu hỏi: Quai ấm được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 12 – Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém a. Mục tiêu: - Xác định được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém. - Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém). b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém - GV chia lớp thành các nhóm 6 HS. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin cách thực hiện thí nghiệm trang 48 SGK: Chuẩn bị. Một cốc nước nóng, một thanh kim loại (nhôm hoặc đồng, sắt) và một thanh nhựa (hoặc gỗ) có kích thước như nhau. Tiến hành: + Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng. + Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn. + Cho biết thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nào dẫn nhiệt kém hơn. Lưu ý: Khi làm thí nghiệm, cần cẩn thận để tránh bị bỏng. - GV goi lần lượt đại diện 2 nhóm nêu kết quả và giải thích kết quả đó. HS các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác. - GV giúp HS nhận xét: Các kim loại (đồng, nhôm, ...) dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa... dẫn nhiệt kém. - GV dẫn dắt, đặt các câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời: + Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? + Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? - GV gọi đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có đáp án chính xác và chốt đáp án. - GV yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu trong logo hỏi ở đầu trang 49 SGK. Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn. - GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng và lưu ý HS cách làm để đảm bảo sự chính xác: nước đổ vào hai cốc cần lượng như nhau, thời điểm xác định sự thay đổi nhiệt độ của hai cốc cần như nhau.... - GV yêu cầu một HS đọc nội dung trong “con ong”. Không khí dẫn nhiệt kém. Vì vậy, những vật bên trong có khoảng trống chứa không khí như bông xốp,... sẽ dẫn nhiệt kém. Nhiệm vụ 2. Trả lời các câu trắc nghiệm - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Không khí dẫn nhiệt A. kém. B. tốt. C. trung bình. D. rất tốt. Câu 2: Vật dẫn nhiệt tốt là A. Các kim loại B. Gỗ C. Nhựa D. Bông Câu 3: Vật dẫn nhiệt kém là A. Bạc. B. Gỗ. C. Vàng. D. Đồng. Câu 4: Chọn câu không đúng A. Đồng dẫn nhiệt tốt B. Thủy tinh dẫn nhiệt kém C. Không khí dẫn nhiệt kém D. Len dẫn nhiệt tốt nhất Câu 5: Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn? A. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn. B. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn. C. Vì đồng mỏng hơn. D. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn. - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Đọc và chuẩn bị trước tiết sau. |
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- HS xung phong trả lời: Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng khi tay cầm vào đó để nhấc ấm lên sẽ không bị nóng. Vì nhiệt độ từ ấm nước nóng sẽ không truyền qua lớp nhựa đó. - HS lắng nghe và suy nghĩ. - HS theo dõi, ghi bài mới.
- HS chia theo nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm xung phong trình bày: + Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh thì thanh kim loại sẽ nóng hơn thanh nhựa. + Nhận xét: thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm xung phong trả lời. Những ngày trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ (nhựa) thì cũng tương tự nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. Vì vậy, tay không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt và ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS thực hiện yêu cầu và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình xung phong trả lời. Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn: đổ nước nóng vào 2 cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc, tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thực hiện đọc, ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đáp án:
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. | ||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 – TỪ HOẠT ĐỘNG 2 ĐẾN HẾT HOẠT DỘNG 3 | |||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém trong tình huống đơn giản. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và thực hiện các yêu cầu 1 – 4 trong logo trang 49 SGK. 1. Chỉ và nói tên bộ phận của bàn là, nồi (hình 3) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém. 2. Vì sao khi trời rét mặc áo bông sẽ cảm thấy ấm hơn?
|
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: 1. Đế của bàn là dẫn nhiệt tốt để có thể truyền nhiệt từ dây đốt nóng trong bàn là cho quần áo; đáy của nồi dẫn nhiệt tốt để có thể truyền nhiệt từ nồi cho thức ăn trong nồi. Tay cầm bàn là và quai nồi hay núm cầm vung nồi dẫn nhiệt kém để khi cầm đỡ bị nóng (tránh bị bỏng tay). 2. Khi trời rét, mặc áo bông hoặc áo lông lại ấm là vì bông hoặc lông dẫn nhiệt kém nên không khí lạnh từ bên ngoài khó đi vào cơ thể hơn và nhiệt độ trong co thể khó thoát ra ngoài hơn. 3. Trời rét chim xù lông vì khi xù lông tạo ra các lớp không khí trong lông, không khi dẫn nhiệt kém, do vậy sẽ giữ nhiệt của thân chim ít bị truyền ra ngoài, giúp giữ ẩm tốt hơn.) 4. Ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông là vì: để giữ ấm cơ thể được tốt hơn và lâu hơn. - HS chú ý lắng nghe, chữa bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đáp án:
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện đọc và ghi nhớ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác