Bài soạn siêu ngắn: Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Bánh chưng bánh giầy - trang 9 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

  • Hoàn cảnh: giặc ngoài đã dẹp, vua đã già và muốn nhân dân ấm no
  • Ý định: Người nối ngôi phải được chí vua, không nhất thiết phải là con trai trưởng.
  • Hình thức: thử tài

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì: chàng là người thiệt thòi nhất nhưng rất chăm chỉ làm việc và có trí sáng tạo, hiểu được ý thần.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Trả lời:

Vì hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất, cỏ cây muôn loài, biểu tượng sự đùm bọc và Lang Liêu thì nối được chí vua, lại có tài đức hơn người.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

  • Ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc và tập tục làm hai loại bánh, đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên và lao động, nghề nông. 

[Luyện tập] Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

Ý nghĩa: Bánh Dầy tượng trưng cho trời, Bánh Chưng là đất thể hiện triết lí Vuông Tròn. Bánh Chưng dành cho mẹ, bánh Dầy cho cha => ghi nhớ công lao tổ tiên và bậc sinh thành.

[Luyện tập] Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Trả lời:

Đọc truyện này, em thích nhất là chi tiết Lang Liêu nằm mộng và được thần đến mách bảo.

Vì, chi tiết vị thần này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thể hiện mong ước: ăn ở hiền lành tất sẽ gặt trái ngọt.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net