Soạn văn 6 siêu ngắn bài: Hoán dụ

Soạn văn 6 siêu ngắn bài: Hoán dụ - sgk ngữ văn lớp 6 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì....

Trả lời

Các phép hoán dụ trong các ví dụ trên là:

Câu a: Làng xóm ta (chỉ những người nông dân)

=> quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

Câu b: Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài)

=> quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

Câu c: Áo chàm (chỉ người Việt Bắc)

=> quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

Câu d: Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất - nhân loại nói chung)

=> quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Bài tập 2: Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

Tìm kiếm google:

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net