[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
Trả lời:
- Mắt
- Nghĩa gốc: Bộ phận trên cơ thể người hay động vật, dùng để nhìn.
- Nghĩa chuyển:
- mắt dứa
- mắt bão (phần trung tâm của một cơn bão)
- Tai
- Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
- Nghĩa chuyển: tai chén, tai ấm, tai tiếng
- Mũi
- Nghĩa gốc: Bộ phận trên cơ thể người hay động vật dùng để ngửi và hít thở.
- Nghĩa chuyển: mũi kim, mũi kéo, mũi đất,...
[Luyện tập] Câu 2: Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?
Trả lời:
- Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả: quả tim, quả thận
- Búp: búp ngón tay.
- Bắp: bắp tay, bắp chân, bắp cơ
- Buồng : buồng trứng
[Luyện tập] Câu 3: Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:
Trả lời:
a.
- Cái cuốc ->cuốc đất
- Cân muối -> muối dưa
- Cá rán -> rán cá
b.
- Đang gói bánh -> ba gói bánh
- Đang nắm cơm -> ba nắm cơm
- Đang bó lúa -> gánh ba bó lúa
[Luyện tập] Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
a. từ bụng:
(1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa dạ dày, ruột.
(2) Biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người, việc nói chung.
b.
- Ăn cho ấm bụng: từ “bụng” là nghĩa gốc (nghĩa 1).
- Bác ấy rất tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển (nghĩa 2).
- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: từ “Bụng chân” là nghĩa chuyển (bọng chân).