Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập truyện dân gian - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập truyện dân gian - trang 134 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

1. Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở nhữngphần chú thích trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Trả lời:

  • Truyền thuyết: truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện lịch sử, có yếu tố kì ảo và thể hiện thái độ cua nhân dân với các nhân vật, sự kiện đó
  • Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời của nhân vật quen thuộc nào đó, có yếu tố hoang đường và thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện và công lý.
  • Truyện ngụ ngôn: truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật, con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhăm khuyên nhủ, răn dạy điều gì đó.
  • Truyện cười: truyện nhằm gây hài hoặc phê phán thói hư, tật xấu.

2+ 3. Viết lại tên những truyện dân gian mà e đã học và đã đọc

Trả lời:

Thể loại

Tên truyện

Truyền thuyết

  • Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Ấn,Kiếm Tây Sơn

Truyện cổ tích

  • Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Chuyện Lương Thế Vinh

Truyện ngụ ngôn

  • Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng

Truyện cười

  • Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Đẽo cày giữa đường

4. Từ các định nghĩa và các tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.

Trả lời:

  • Truyền thuyết: kể về nhân vật và sự kiện lịch sử, có chi tiết tưởng tượng kì ảo, và thể hiện thái độ, ước muốn của nhân dân.
  • Truyện cổ tích: Nói về cuộc đời và số phận của nhân vật quen thuộc, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo và không được tin là có thật, thể hiện mơ ước và khát vọng của nhân dân về cái thiện và công lý.
  • Truyện ngụ ngôn: có hàm ý, ẩn dụ, nói bóng gió chuyện con người và răn dạy, khuyên nhủ điều hay lẽ phải.
  • Truyện cười: gây cười, mua vui và châm biếm thói hư tật xấu.

5. So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười

Trả lời:

Truyện truyền thuyết và cổ tích:

  • Giống nhau: đều là truyện dân gian, có yếu tố tưởng tượng kì ảo và nhân vật chính có khả năng phi thường, thần kì
  • Khác nhau: 
    • Truyền thuyết: dựa trên cốt lõi lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân và được tin là có thực
    • Tryện cổ tích: kể về cuộc đời nhân vật, thể hiện mơ ước của nhân dân và không được tin là có thực.

Truyện ngụ ngôn và truyện cười

  • Giống nhau: Gây cười.
  • Khác nhau:
    • Truyện ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó
    • Truyện cười: mua vui, châm biếm, phê phán
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com