Giải chi tiết Tiếng việt 4 Kết nối Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Giải bài 10: Cảm xúc Trường Sa sách tiếng Việt 4 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Kể tên một số đảo, quần đảo của đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo.

Hướng dẫn trả lời:

Nước ta có các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc..., Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ ...

ĐỌC

Bài đọc: Cảm xúc Trường Sa - Huệ Triệu

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 8)

Câu 1: Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?

Hướng dẫn trả lời:

Ở khổ thơ đầu, màu hoa muống biển gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa.

Câu 2: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ " Những nhà giàn giữ đảo/ Neo cả nhịp tìm người"? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.

B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.

C. Tình yêu tha thiết của người dân Việt đối với biển đảo quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án: A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.

Câu 3: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh " Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa"?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, nhà thơ muốn nói về sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cũng giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên vượt qua và nở hoa đẹp đẽ qua hình ảnh " Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa".

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa.

Hướng dẫn trả lời:

Những người lính đảo, Họ chính là những con người gan dạ, dũng cảm, hi sinh tuổi thanh xuân, sức lực để bảo vệ đến từng hòn đảo, vùng biển, lãnh thổ quốc gia và thậm chí là cả tính mạng của mình nhưng không một lời kêu than, oán trách.

Câu 5: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

  • A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
  • B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.
  • C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án: 

  • C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.

Câu 6: Dựa vào những ý thơ của bài Cảm xúc Trường Sa, viết 2-3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc sống ngoài khơi xa, làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn. Những người chiến sĩ chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…

Câu 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu em đã viết ở bài tập 1.

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ ngữ: Cuộc sống ngoài khơi xa, Những người chiến sĩ

- Vị ngữ: làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn, chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…

VIẾT

Viết bài văn kể lại một câu chuyện

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 9, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Hướng dẫn trả lời:

Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.

       Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.

  Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028.

Câu 2: Đọc soát bài văn:

  • Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?
  • Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện để làm nổi bật đặc điểm của những nhân vật lịch sử ( ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói, ..... của nhân vật) hay không?
  • Bài căn cso thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đối với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 3: Sửa lỗi trong bài văn ( nếu có).

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

NÓI VÀ NGHE

Những tấm gương sáng

Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.

Câu 1: Chuẩn bị

a, Tìm câu chuyện kể về những tấm gương quên mình để cứu giúp mọi người trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh....( ví dụ: những chiến sĩ đắm mình trong mưa bão để cứu dân, những người lính cứu hỏa quả cảm xả thân cứu người, những bác sĩ nêu cao tấm gương y đức trên tuyến đầu chống dịch bệnh,...) hoặc về những người anh hùng đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,....( ví dụ: Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,....)

b, Xác định nội dung trình bày.

Hướng dẫn trả lời:

a, Ngô Quyền có công trong chống quân Nam Hán

b, Em muốn nói về Ngô Quyền, ông đã cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Có thể thấy ông là người đa mưu, thông minh, với tài trí của mình Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình để chiến thắng quân Nam Hán. Em có suy nghĩ như vậy vì kế sách của ông đã giúp nhân dân ta chiến thắng quân nhà Hán.

Câu 2: Nói

  • Trình bày ý kiến của em theo nội dung đã chuẩn bị
  • Kết hợp cử chỉ, điệu bộ khi nói để cuốn hút người nghe.

Lưu ý: Khi bạn nói, em cần tập trung lắng nghe, có thể nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn ý kiến của bạn. Ghi lại các ý kiến hay.

Hướng dẫn trả lời:

Một trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ.

Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.

Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.

Câu 3: Trao đổi, góp ý.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 4: Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự thực hiện. 

 
Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 tập 2 Kết nối bài 10 Cảm xúc Trường Sa , Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài 10 Cảm xúc Trường Sa, giải tiếng việt 4 KNTT bài 10 Cảm xúc Trường Sa

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 4. VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net